0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CÂN BẰNG 2 4-

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH SINH HỌC PHÁT TRIỂN NGƯỜI THS NGUYỄN BÍCH LIÊN (Trang 25 -31 )

Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bao gồm glucid (hydratcarbon), protein, lipid, nước, các chất khống, vitamin và chất xơ.

- Glucid, lipid sẽ được tiêu hĩa thành các phân tử nhỏ, cĩ vai trị cung cấp năng lượng cần cho tồn bộ hoạt động sống của tế bào, cơ thể.

- Protein cung cấp các acid amin cần cho tổng hợp thành phần cấu trúc các bộ

phận cơ thể, và tổng hợp các protein cĩ chức năng khác (xúc tác, điều hịa, vận động ...).

- Nước đĩng vai trị là dung mơi, tạo mơi trường cần cho chuyển hĩa, trao đổi chất.

- Vitamin và các chất khống ở dạng muối hoặc ion vơ cơ với hàm lượng rất nhỏ, giữ vai trị yếu tốđiều hịa. Các muối vơ cơ bao gồm P, Ca, K, Na, C, Mg, Fe, I, Cu, Mn. Canxi, photphat cịn là những nguyên liệu cần cho quá trình tăng trưởng và tái tạo tế bào.

- Chất xơ (chủ yếu là cellulose), đi qua hệ tiêu hĩa tạo khuơn cho khối thức

ăn qua ruột, làm thức ăn cĩ thể chuyển động nhờ sự co thắt của cơ trơn thành ruột. Tuy khơng cĩ giá trị dinh dưỡng nhưng chất xơ là thành phần rất quan trọng của một chếđộăn uống đầy đủ, cĩ nhiều ở rau xanh, trái cây.

Nhu cầu về protein, acid amin đặc biệt quan trọng ở giai đoạn tăng trưởng. Cĩ những acid amin khơng thay thế là những acid amin cơ thể khơng tự tổng hợp được, phải được bổ sung vào chếđộăn.

Trứng, sữa mẹ là những thức ăn protein cung cấp gần nhưđầy đủ các hỗn hợp acid amin cần cho sự tăng trưởng của con người. Các protein khác đều thiếu một hay nhiều các acid amin quan trọng khác…

Canxi cĩ nhiều trong sữa, bơ cần cho cấu tạo xương

Photphat cĩ trong tất cả các lồi thực phẩm, cần cho cấu tạo xương, tạo ATP, acid nucleic.

Vitamin là những hợp chất carbon khá phức tạp, được cơ thể hấp thu từ thức ăn, cĩ vai trị quan trọng trong chuyển hĩa. Thiếu vitamin cĩ thể gây biểu hiện bệnh như:

Thiếu vitamin nhĩm B: gây rối loạn về thần kinh, tim (B1); rối loạn về da, mắt (B2); thiếu máu (B12); rối loạn da, ruột, hệ thần kinh (B3).

Thiếu vitamin C: bệnh hoại huyết, thối hĩa da, răng, mạch máu. Thiếu vitamin A: bệnh khơ mắt.

Thiếu vitamin D: bệnh cịi xương.

Thiếu vitamin K: gây xuất huyết (tham gia cơ chếđơng máu).

Lựa chọn thức ăn phụ thuộc sở thích, tập quán, văn hĩa, tơn giáo, thành kiến/ quảng cáo, áp lực xã hội. Chếđộ dinh dưỡng thường khác nhau ở các khu vực cĩ điều kiện sinh thái, kinh tế – xã hội khác nhau.

Muối <-- hạn chế Đường <-- ít Cung cấp năng lượng <-- Du, m <-- cĩ mc độ Nguyên liệu cho tăng trưởng, tái tạo <-- Tht các loi <-- va phi Trái cây <-- đủ Rau <-- đủ Cung cấp năng lượng <-- Lương thc <-- đủ

Tháp dinh dưỡng cân đối

Nhu cầu năng lượng trung bình cần cho trao đổi chất cơ bản của một người trưởng thành là 1300-1800 kcalo/ngày, nếu cộng thêm nhu cầu năng lượng cho các hoạt động vận động khác thì người trưởng thành cần trung bình 2100 kcalo/ngày. Nhu cầu năng lượng này cao hơn ở phụ nữ cĩ thai hoặc cho con bú, thấp hơn ở trẻ em và thay đổi tùy theo loại lao động, tuổi, giới tính và mơi trường tự nhiên.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, ngồi việc tính nhu cầu calo chung, cịn cần tính đến thành phần các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là protein.

Ngồi khía cạnh sinh học, chếđộ dinh dưỡng cịn được xem xét ở gĩc độ tâm lý xã hội. Ngồi việc chọn lựa những thức ăn bổ dưỡng, cân đối về thành phần, chế

biến thức ăn ngon và hấp dẫn, cịn cần tạo khơng khí bữa ăn vui vẻ, đầm ấm, mở ra cơ

hội giao tiếp, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm và giúp quá trình chuyển hĩa thức ăn thuận lợi.

Chỉ số BMI

Chỉ số BMI là chỉ số khối lượng cơ thể cho phép đánh giá trạng thái cân bằng giữa năng lượng cung cấp cho cơ thể và năng lượng cơ thể tiêu hao cho các hoạt động sống.

Khi năng lượng cung cấp bé hơn năng lượng tiêu hao, cơ thể sẽ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, khi năng lượng cung cấp vượt quáxa mức năng lượng tiêu hao, dễ cĩ nguy cơ thừa cân và trầm trọng hơn là béo phì. Năng lượng dư thừa được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen ở gan, và sau đĩ là mỡ.

Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / chiều cao2 (m2)

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trừ phụ nữ cĩ thai, nếu: BMI < 18,5 : thiếu cân, thiếu năng lượng trường diễn

BMI = 18,5-25: bình thường BMI = 25-30: thừa cân BMI > 30: béo phì

II.TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG

Theo định nghĩa của WHO, suy dinh dưỡng là trạng thái mất cân bằng kéo dài giữa việc cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng với nhu cầu của cơ thể cần cho tăng trưởng, phát triển và các chức năng đặc hiệu.

CÁC DẠNG SUY DINH DƯỠNG(SDD) VÀ BIỂU HIỆN

- SDD tồn phần: do khẩu phần thiếu cả calori lẫn thiếu protein

- SDD do thiếu protein: khẩu phần đủ calori nhưng thiếu protein kéo dài. - SDD do thiếu các chất dinh dưỡng vi lượng như sắt, iod, vitamin D, vitamin A ...

SDD kéo dài ức chế quá trình tăng trưởng, các quá trình sinh lý, phát triển trí não, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. SDD protein đặc biệt gây hậu quả nghiêm trọng

cịi xương, trí tuệ, tâm lý chậm phát tirển, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, bệnh đường hơ hấp.

SDD do thiếu các chất vi lượng thường là hệ quả của nạn đĩi protein và đĩi năng lượng, dẫn đến thiếu hụt một số vitamin, chất khống trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo hồng cầu và vận chuyển oxy trong máu vì sắt là thành phần của hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin A kéo dài dẫn tới giảm thị lực và trầm trọng hơn cĩ thể gây mù lịa. Thiếu iod kéo dài gây chậm phát triển về thể chất và trí tuệ, gây bệnh bướu cổ. Iod là thành phần của hormon thyroid do tuyến giáp trạng tiết ra, cĩ chức năng điều hịa quá trình tăng trưởng và trao đổi chất.

Ở trẻ em dưới 5 tuổi, cịn phân biệt các dạng SDD: thể nhẹ cân tính theo cân nặng/tuổi, thể thấp cịi tính theo chiều cao/tuổi, thể gầy cịm tính theo cân nặng/chiều cao.

TÌNH TRẠNG SDD TRÊN THẾ GIỚI VAØ VIỆT NAM

Theo đánh giá của WHO, cĩ khoảng 500 triệu người bịđĩi hàng ngày, khoảng 150 triệu trẻ em (26,7%) ở các nước kém phát triển bị SDD tính theo cân nặng/tuổi, khoảng 200 triệu trẻ em bị SDD tính theo chiều cao/tuổi. Ước tính cĩ 2/3 trẻ em SDD trên thế giới sống ở vùng châu Á, đặc biệt là Nam Á và ¼ trẻ em SDD sống ở châu Phi. Hàng năm, trên thế giới cĩ khoảng 20 triệu người, trong đĩ 2/3 là trẻ em, chết vì

đĩi và bệnh tật.

Cũng theo đánh giá của WHO, Việt Nam là quốc gia cĩ tỉ lệ trẻ SDD cao trong khu vực, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu cân chiếm 40% số trẻ SDD, đặc biệt phổ

biến ở vùng núi cao, nơng thơn và vùng sâu vùng xa. Tỉ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi là 42/1000 trẻ sinh ra, nguyên nhân tử vong chủ yếu do bệnh tiêu chảy và các bệnh nhiễm khuẩn đường hơ hấp.

Ở các vùng đất nghèo kiệt, vùng nhiệt đới, khẩu phần ăn của trẻ em thường bị

thiếu vitamin A. Ước tính hàng năm cĩ 42 triệu trẻ em dưới 6 tuổi bị thiếu vitamin A, dẫn tới nguy cơ cĩ khoảng 300.000 trẻ bị mù lịa hàng năm.

Cội nguồn của tình trạng SDD là vấn đề nghèo đĩi. Các gia đình nghèo đĩi cĩ thu nhập thấp, thường khơng đủ tiền mua lương thực, thực phẩm, cĩ điều kiện sinh hoạt khĩ khăn, vệ sinh mơi trường khơng đảm bảo, và khơng được tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Các chương trình phịng chống SDD quốc gia tại Việt Nam nhấn mạnh yếu tố

chủđạo là mơi trường gia đình, trong đĩ vai trị đặc biệt quan trọng là người mẹ cần cĩ nhận thức đúng, sức khỏe tốt để chăm sĩc con cái trước và sau khi sinh.

Các hoạt động triển khai bao gồm:

- Cung cấp viên vitamin A cho trẻ em và các bà mẹ cho con bú 6 tháng/lần. - Cung cấp viên sắt cho các bà mẹ mang thai.

- Vận động tồn dân sử dụng muối iơt.

- Giáo dục dinh dưỡng, lựa chọn, chế biến thức ăn phù hợp với nhu cầu, hồn cảnh thực tế cho các bà mẹ.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về SDD, khuyến khích họ tìm các giải pháp cho các vấn đề của địa phương.

Các chương trình (CT) gián tiếp gĩp phần hạn chế tình trạng SDD ở trẻ em bao gồm CT Xĩa đĩi giảm nghèo, CT Dân số kế hoạch hĩa gia đình, CT Tiêm chủng mở rộng ...

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH SINH HỌC PHÁT TRIỂN NGƯỜI THS NGUYỄN BÍCH LIÊN (Trang 25 -31 )

×