CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng nước tới độ đa dạng tảo cát và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước dùng trong nông nghiệp (Trang 62)

III. Xác định mối quan hệ giữa độ đa dạng tảo cát và chất lượng nước, khả năng sử dụng tảo cát đánh giá chất lượng nước dùng trong nông

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN

I. KẾT LUẬN

1. Hai địa điểm nghiên cứu có mức độ ô nhiễm khá cao, thể hiện ở một số thông số hữu cơ BOD5, COD và các thông số dinh dưỡng NH4+, PO43-. Ngoài ra, các giá trị DO và Eh của 2 đối tượng thể hiện là không cao, hàm lượng oxy hòa tan trong nước chỉ ở mức trung bình ( 3 đến 4 mg/l). Sự thay đổi nồng độ của các thông số ô nhiễm trong thời gian quan trắc là rất lớn và thể hiện ảnh hưởng của nguồn thải.

2. Mật độ và thành phần loài tảo cát trong 2 địa điểm nghiên cứu ở mức trung bình với khoảng 83 loài quan sát được ở mật độ biến đổi khá lớn, đặc biệt là vào giai đoạn tháng 2 – 4/2008 trên mương, chỉ số đa dạng Shannon Wienner thay đổi lớn, nguyên nhân của nó là do thời điểm này là mùa xuân, thích hợp cho nhiều loài thuỷ sinh vật phát triển trong đó có tảo. Trong 2 quan trắc tảo cát trong khu vực nghiên cứu đã xác định được họ Naviculaceae có số lượng và thành phần loài lớn nhất, tiếp đến là các họ Nitzchiaceae,

Eunotiaceae, Achnanthesceae, và Thalassiosiraceae. Các loài chiếm ưu thế

tại 2 địa điểm là: Gomphonema lagenula ,Gomphonema clavatum, Amphora

montana, Nitzchia palea, Navicula pupula, Peronia fibula, Cyclotella meneghiniana, Pinnularia braunii trong đó Gomphonema lagenula là loài có

tỉ lệ lớn tại nhiều điểm với tỉ lệ khá cao, đây là loài thuộc nhóm chống chịu tốt với ô nhiễm hữu cơ.

3. Mối quan hệ giữa sự biến đổi chất lượng nước và đa dạng tảo thể hiện qua tương quan khá chặt chẽ, đặc biệt là trong sự biến đổi về số lượng và thành phần loài phân chia theo mức độ chịu đựng ô nhiễm được thể hiện khá

rõ, các biến đổi về chất lượng nước đều có những ảnh hưởng nhất định đến thành phần loài cũng như mật độ tảo cát. Sự phân bố đa dạng của các loài khác nhau trong từng mức ô nhiễm cũng chính là chỉ thị sinh học cho chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu nói chung và từng vùng nhiễm bẩn khác nhau nói riêng. Trong đó tại vùng nước ô nhiễm nặng chỉ tồn tại các loài chống chịu với ô nhiễm hữu cơ, khi chất lượng nước được cải thiện thì bắt đầu xuất hiện các loài trung tính và nhạy cảm chống chịu, cụ thể hiện với khu vực nghiên cứu cho kết quả thê hiện ở bảng sau:

Bảng 17: Danh sách các loài tảo tương ứng với phân mức chất lượng nước trong nghiên cứu

Chất lượng nước đánh giá theo CCME

WQI Tảo cát

>44 Nước ô nhiễm hữu cơ thể hiện qua tác động của nguồn thải có chứa chất hữu cơ với cường độ vừa phải, không liên tục (thể hiện ở

mương nghiên cứu)

Gomphonema Clavatum

30 – 44 Nước ô nhiễm trung bình vì liên tục chịu tác động của nguồn thải với hàm lượng

chất ô nhiễm vừa phải (thể hiện ở ao và mương thời gian tháng 8 – 10/2007)

Gomphonema lagenula Nitzchia palea Peronia fibula Amphora Montana

0 – 30 Nước ô nhiễm nặng vì liên tục nhận nguồn thải với hàm lượng chất ô nhiễm cao (đặc biệt thể hiện ở mương và ao trong thưòi

điểm tháng 2 – 4/2008)

Gomphonema lagenula Peronia fibula

Chất lượng nước chịu nhiều ảnh hưởng của nguồn thải và điều kiện tự nhiên, điều kiện thời tiết của khu vực nghiên cứu, nhưng về cơ bản đã cho thấy điểm số CCME WQI lớn hơn 44 điểm (tương ứng với chất lượng nước ở mức độ: ô nhiễm ) thì còn tồn tại được loài nhạy cảm chống chịu; ở mức độ

nhỏ hơn 45 điểm (chất lượng nước ô nhiễm nặng) chỉ còn tồn tại các loài chống chịu tốt.

II. KIẾN NGHỊ

Việc nghiên cứu các tảo cát đánh giá chất lượng nước đã được tiến hành ở rất nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, những nghiên cứu này còn rất hạn chế. Xác định mối quan hệ giữa đặc điểm số lượng và thành phần loài tảo cát cũng như các loại sinh vật khác trên thuỷ vực sẽ mang lại một bức tranh toàn cảnh về hệ sinh thái ở thuỷ vực với những tác động tương hỗ giữa đời sống thủy sinh vật và hiện trạng nước mặt. Xa hơn, với những nghiên cứu sâu trong thời gian dài sẽ tạo ra bộ cơ sở dữ liệu giúp ích cho công tác mô hình hóa cho phép dự đoán những tác động của vấn đề ô nhiễm tới tình hình nước mặt và các loài sinh vật trong hệ sinh thái hồ. Nghiên cứu hiện tại, với mật độ lấy mẫu 2 tuần 1 lần cùng với số lượng mẫu là không nhiều trong khi đó sự biến động về chất lượng nước lại là rất lớn, đặc biệt những nghiên cứu trên các loài periphiton đòi hỏi có các phương tiện hiện đại cùng với thời gian và nguồn nhân lực lớn, đó thực sự là những trở ngại cho tính thực tiễn của các việc nghiên cứu cũng như mong muốn của người thực hiện. Mong rằng, trong tương lai, nếu có được sự giúp đỡ, em mong muốn sẽ có thêm cơ hội để tiếp tục phát triển nghiên cứu của mình, đồng thời đưa ra được những kết quả có tính xác thực hơn nữa.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng nước tới độ đa dạng tảo cát và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước dùng trong nông nghiệp (Trang 62)