PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng nước tới độ đa dạng tảo cát và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước dùng trong nông nghiệp (Trang 29)

III. Ứng dụng chỉ số môi trường trong đánh giá chất lượng nước

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẦN III - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU

I.Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 2 địa điểm chịu ảnh hưởng của nguồn thải nông nghiệp và sinh hoạt:

- Ao thuỷ sản tại vườn vải , trung tâm VAC, đại học nông nghiệp I

Hình 5: Ao thuỷ sản tại trung tâm VAC Đại học Nông nghiệp Hà Nội

- Mương thuỷ lợi tại ruộng trồng lúa khoa nông học, đại học nông nghiệp I

Hình 6: Mương thuỷ lợi tại khu ruộng số 6 khoa nông học

2 đối tượng nhiên cứu có mục đích sử dụng nước khác nhau, địa hình cũng có khác biệt theo mục đích sử dụng: mương có chiều dài ngắn (khoảng 20m), hẹp ngang (1,5 đến 2m), mực nước thưởng nhỏ hơn 0,75m; ao thuỷ sản dài khoảng 70 đến 80m, có bề ngang 7 đến 8m, sâu gần 2m. Nghiên cứu thực hiện

trên 2 địa điểm trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2007 và tháng 2 đến tháng 4 năm 2008.

II. Nội dung

- Đánh giá biến động chất lượng nước tại mương và ao trong 2 giai đoạn nghiên cứu thông qua các thông số: pH, Eh, chất rắn lơ lửng và tổng số, DO, BOD5, COD, NH4+, NO3-, PO43-.

- Xác định độ đa dạng của tảo cát theo thời gian thông qua mật độ và thành phần loài tại các điểm nghiên cứu.

- Xác định mối quan hệ giữa độ đa dạng tảo cát với một số thông số lý hoá của nước mặt khu vực nghiên cứu để bước đầu xây dựng chỉ thị sinh học cho chất lượng nước mặt sử dụng cho nông nghiệp bằng tảo cát.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng nước tới độ đa dạng tảo cát và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước dùng trong nông nghiệp (Trang 29)