Đánh giá chung về chất lượng nước khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng nước tới độ đa dạng tảo cát và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước dùng trong nông nghiệp (Trang 36)

III. Phương pháp nghiên cứu 1 Sơ đồ vị trí lấy mẫu

I.1.Đánh giá chung về chất lượng nước khu vực nghiên cứu

PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

I.1.Đánh giá chung về chất lượng nước khu vực nghiên cứu

Hai đối tượng mương tiêu nước và ao nuôi cá được quan trắc đồng thời trong 2 giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2007 và từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2008. Mương tiêu nước nhận nước mưa, nước xả thải và nước chảy tràn từ cánh đồng số 6 của khoa nông học, hàng năm mương có thời gian khoảng 2 đến 3 tháng nước cạn theo thời gian lưu nước trên ruộng. Còn đối tượng thứ 2

là ao nuôi cá tại khu VAC, ao nhận nước thải sinh hoạt của các hộ dân cư tại các khu vực xung quanh, có vai trò cấp nước tưới và nuôi trồng thuỷ sản. Hai khu vực này có đặc điểm là mực nước được giữ ổn định trong thời gian dài và ít có sự lưu thông giữa chúng và hệ thống thuỷ lưọi khác.

Từ giá trị trung bình của các thông số quan trắc đối với 2 địa điểm trong suốt thời gian nghiên cứu (bảng 7) có thể rút ra một số nhận xét về chất lượng nước tại 2 địa điểm như sau:

Bảng 7: Giá trị trung bình của các thông số thuỷ hoá tại ao và mương trong thời gian nghiên cứu

Thời gian Mẫu pH Eh (mV) DO BOD5 COD N-NH4

+ N-NO3- P-PO43-mg/l mg/l Tháng 8 – 11/2007 Mương 7,21 199,43 3,55 16,15 72,64 1,71 0,09 0,48 Ao 7,35 187,55 3,1 7 23,39 76,55 6,82 0,22 1,15 Tháng 2 – 4/2008 Mương 7,47 178,73 4,7 1 7,43 56 7,04 0,41 1,31 Ao 7,60 159,10 4,50 10,37 66,9 3 11,15 0,52 0,95 TCVN A 6-8,5 >6 <4 <10 <0,05 <10 TCVN B 5,5-9 >2 <25 <35 <1 <15 OECD <0,1

Nhiệt độ trong suốt thời gian quan trắc trên ao và mương đều ở mức trung bình, thay đổi không nhiều do sự che bóng của các cây to xung quanh. Các giá trị pH trong giai đoạn 2 lớn hơn giai đoạn 1 và ở trên ao trong 2 giai đoạn đều lớn hơn ở trên mương, (dao động trong khoảng từ 7,2 đến 7,6) do chịu ảnh hưởng của nguồn thải sinh hoạt. Các giá trị pH đều nằm trong tiêu chuẩn Việt Nam A và B cho nước mặt và thể hiện mức độ pH trung tính hơi kiềm. Trái với pH, Eh tại mương có xu hướng lớn hơn tại ao trong cả 2 giai đoạn, do nguồn thải tại ao mang tính chất của nước thải sinh hoạt, điều kiện khử cao, khiến Eh ở đây giảm. Cũng tương tự như vậy, hàm lượng DO trong cả 2 khu vực nghiên cứu chỉ ở mức trung bình, giai đoạn 1 hàm lượng DO này

chỉ lớn hơn 3 mg/l nhưng tới giai đoạn 2 thì đạt mức 4 mg/l. Tuy nhiên các giá trị DO như vậy chi đáp ứng TCVN B (> 2 mg/l) không thoả mãn TCVN A ( > 6 mg/l), đặc biệt tại ao có chức năng nuôi trồng thuỷ sản mức oxy hoà tan thấp không đảm bảo cho sự sinh trưởng phát triển của cá và các loài thuỷ sinh vật khác.

Độ biến động các chất dinh dưỡng hoà tan và các chất hữu cơ dễ và khó phân huỷ trong thời gian quan trắc khá lớn. Qua giá trị trung bình của các thông số này nhận thấy hàm lượng chất hữu cơ tại 2 địa điểm cao, hàm lượng chất hữu cơ khó phân huỷ cao hơn hàm lượng chất hữu cơ dễ phân huỷ khoảng 6 đến 8 lần. Nhu cầu oxi hoá hoá học các chất hữu cơ, phản ánh chất hữu cơ khó phân huỷ bằng con đường sinh học cao hơn TCVN A khoảng 7 lần, cao hơn TCVN B khoảng 2 lần, sang giai đoạn 2 giá trị COD có giảm, nhưng vẫn cao hơn TCVN A từ 5 đến 6 lần và cao hơn TCVN B gần 2 lần. So với giá trị COD, BOD5 có tỉ lệ không lớn. Hàm lượng BOD5 tại cả 2 địa điểm trong giai đoạn 2 giảm chỉ còn bằng một nửa giai đoạn 1 (cao hơn TCVN A nhưng không vượt quá TCVN B).

Hàm lượng dinh dưỡng trong 2 khu vực nghiên cứu thể hiện qua các giá trị NH4+, NO3-, và PO43-. Giá trị NO3- tại 2 địa điểm đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, nhưng hàm lượng NH4+, PO43- vượt qua tiêu chuẩn, cụ thể là:các giá trị này tại ao lần lượt là 8,77 mg/l và 2,94 mg/l trong giai đoạn 1 và 14,34 mg/l và 2,44 mg/l trong giai đoạn 2, các thông số này ở mương là 2,21 mg/l và 1,22 mg/l trong giai đoạn 1 và 9,06 mg/l và 3,35 mg/l trong giai đoạn 2. Như vậy hàm lượng Amoni trong ao và mương cao hơn TCVN B có lúc hơn 10 lần, đối với mương thì điều này do ảnh hưởng của nước chảy tràn và nước thấm từ ruộng với phân bón là chủ yếu, còn với ao nước thải sinh hoạt từ khu dân cư là nguyên nhân chính. Trong các giá trị dinh dưỡng, Phospho là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phú dưỡng của thuỷ vực, theo OECD (2000) khi giá trị P hoà tan trong nước cao hơn 0,1 mg/l thì thuỷ vực có nguy cơ bị phú dưỡng, do đó giá trị P tại 2 địa điểm có lúc cao hơn tiêu chuẩn đến hơn 10 lần chứng tỏ 2 thuỷ vực này có nguy cơ phú dưỡng.

Sơ bộ cho thấy ao và mương đều chịu ảnh hưởng rõ rệt của nguồn thải vào nó. Mương tại khu nông học là một mương tiêu nước cho ruộng lúa vì thế hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước thay đổi theo hoạt động chăm sóc lúa trong thời gian canh tác, đặc biệt là chế độ bón phân. Tại ao các giá trị dinh dưỡng và chất hữu cơ đều cao hơn ở mương, vì ao nhận nguồn nước thải của các hộ dân cư sống trong khu vực thải vào. Các giá trị nêu trên tại ao và mương cao khiến nhu cầu oxy phân huỷ các chất này cũng tăng theo, điều này giải thích cho mức độ oxy trong 2 thuỷ vực đều thấp, ảnh hưởng không tốt đến đời sống của thuỷ sinh vật. Tuy nhiên mức độ dinh dưỡng và chất hữu cơ cao lại là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tảo và thực vật thủy sinh khác là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chất lượng nước tới độ đa dạng tảo cát và ứng dụng trong xây dựng chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước dùng trong nông nghiệp (Trang 36)