Chương III biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tai nhno&ptnt tỉnh bắc giang

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI DO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC GIANG (Trang 37)

nhno&ptnt tỉnh bắc giang

3.1.định hướng phát triển của nhno&ptnt bắc giang

Tập trung toàn hệ thống thực hiện bằng được những nội dung cơ bản theo tiến độ đề án cơ cấu lại NHNo việt nam giai đoạn 2001 – 2010 đã được phê duyệt và tập trung xây dựng NHNo Việt Nam thành lập đoàn tài chính.

Tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối,an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nông thôn mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh với nhưng ngân hàng khác.

Tập trung đầu tư hiện đại hoá, đào tạo nguồn nhân lực đổi mới công nghệ ngân hàng phù hợp với hiện đại hoá đủ năng lực hội nhập. Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hoá doanh nghiệp.

Mục tiêu cụ thể:

- Nguồn vốn tăng tối thiểu 27%

- Dư nợ thông thường tăng tối đa 27%

- Tỉ lệ nợ quá hạn / tôngt dư nợ < 5%

- Lợi nhuận tăng 10% so với năm 2005

- Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

3.2. biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại nhno&ptnt bắc giang

3.2.1 Chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ tín dụng, đặc biệt là cán bộ chuyên trách về quản trị rủi ro.

Việc tuyển dụng nhân việc nên coi trọng như việc đánh giá cán bộ. Nên chọn đúng người đúng việc, căn cứ vào khả năng thực có của họ chứ cũng không nên xem trọng bằng cấp. Nên chọn đủ người chứ không nên chọn nhiều hoặc ít quá, vì hai khả năng này đều dẫn đến sự bất cấp trong vấn đề bố trí công tác.

Việc xác định nhu cầu tuyển dụng nên xuất phát từ cơ sở, định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng. Ngoài ra cần nêu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động để lựa chọn những người có năng lực thực sự.

Thông qua phỏng vấn trực tiếp để đánh giá phần nào năng lực của từng người ...

Trên đây là một số điểm cần lưu ý trong khâu tuyển dụng. Việc tuyển dụng được làm tốt sẽ hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ mà còn nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng thì vấn đề đào tạo và đào tạo lại chuyên mon cho đội ngũ cán bộ ngân hàng luôn cần được quan tâm. Bởi nhhư chúng đã biết, khoa học ngày càng phát triển đã cho ra đời những máy móc ngày càng hiện đại hơn, như vậy chúng ta sẽ bị tụt hậu so với tiến bộ của loài người. Mà ngân hàng là một ngành cần nắm bắt những công nghệ hiện đại hơn bao giờ hết. Do vậy hàng năm ngân hàng nên tổ chức những đợt tập huấn nhằm nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ nhân viên. Nên thuê thêm những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực ngân hàng để tư vấn cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Tổ chức các cuộc thi tay nghề (nghiệp vụ), tài trợ du học cho các cán bộ có năng lực... Việc tổ chức đào tạo chuyên môn gồm một số giai đoạn lần lượt sau:

- Thực hiện đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của ngân hàng và mức độ đáp ứng nhu cầu hiện đại. Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là phát hiện những hụt hẫng về kiến thức của mỗi cán bộ khi thực hiện các chức trách cụ thể và tác động của những thiếu sót đó đến kết quả công việc.

- Tổng hợp các nhu cầu cụ thể về đào tạo cán bộ - Ưu tiên lựa chọn ứng cử viên đi đào tạo là cán bộ, chuyên gia có triển vọng và năng lực nhất, có ý nghĩa quyết định đến hoạt động của ngân hàng.

- Lập kế hoạch và ngân sách đào tạo theo từng bộ phận. - Giám sát quá trình đào tạo cán bộ và kết quả đào tạo.

- Tổng kết công tác đào tạo sau một năm, xây dựng các phương pháp động viên cá nhân với việc sử dụng một số khuyến khích về tinh thần và vật chất.

Quá trình đào tạo chuyên môn cho cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng cần đi vào bề sâu. Nhân viên tín dụng không chỉ phải biết rõ về các nghiệp vụ tín dụng mà còn phải am hiểu các vấn đề xã hội cũng như một số vấn đề về các ngành kinh tế then chốt, về giá, thị trường. Có như vậy mới bảo đảm giảm tối thiểu được rủi ro khi tiến hành cho khách hàng vay vốn.

+ Bố trí công tác.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI DO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC GIANG (Trang 37)