Thuận lợi và khó khăn, phương hướng hoạt động của Ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN BA TRI (Trang 32)

3.1.7.1. Thuận lợi

- Hoạt động chi nhánh NHNo & PTNT huyện Ba Tri luôn gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo hổ trợ của NHNo & PTNT tỉnh Bến Tre, được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện và sự hợp tác chặt chẽ với các ngành, các đoàn thể các cấp đặc biệt là sự hỗ trợ của UBND các xã đã thực sự là tiền đề, là cơ sở tạo môi trường thuận lợi để NH Nông nghiệp mở rộng đầu tư tín dụng đảm bảo an toàn vốn và có hiệu quả.

- Các văn bản có liên quan đến hoạt động Ngân hàng đã được bổ sung sửa đổi ban hành nhiều cơ chế mới thông thoáng hơn, tạo hành lang pháp lý vững chắt để Ngân hàng hoạt động an toàn hơn, và đúng pháp luật. Ngân hàng phát huy tính tự chủ trong kinh doanh, giảm bớt thủ tục giấy tờ có liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng quan hệ tín dụng với Ngân hàng Nông nghiệp. - Hoạt động của chi nhánh trong những năm qua luôn giữ vững được thị trường và khách hàng truyền thống, thu hút được nhiều khách hàng mới qua đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề và dịch vụ trên địa bàn.

- Công tác chỉ đạo điều hành không ngừng được đổi mới đảm bảo tính thống nhất và toàn diện, kịp thời giải quyết vướng mắc, khó khăn không để ách tắc trong hoạt động kinh doanh.

- Đội ngũ cán bộ điều hành và nhân viên tác nghiệp trong đơn vị có tinh thần đoàn kết nhất trí cao. Được tăng cường về số lượng, chất lượng năng

được nâng lên đã tạo được sức mạnh tổng hợp đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới hiện nay.

- Tình hình kinh tế xã hội ổn định và phát triển, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, mội số dự án phát triển kinh tế đời sống đã được triển khai từđó làm cơ sởđể Ngân hàng Nông nghiệp mở rộng đối tượng đầu tư, đồng thời có thay đổi về phong cách giao dịch, các tiện ích phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

3.1.7.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đã đạt được giúp Ngân hàng hoàn thành nhiều chỉ tiêu mà NH cấp trên giao thì NHNo & PTNT Ba Tri còn vấp phải một số khó khăn hạn chế:

- Do ảnh hưởng của cơn bảo số 9 vào tháng 12 vừa qua đã làm cho nguồn vốn huy động tại địa phương giảm xuống so với năm 2005 là 12.729 triệu đồng, làm cho Ngân hàng chưa đáp ứng đủ vốn để đầu tư trung và dài hạn trên địa bàn, cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến sử dụng vốn điều hoà của Ngân hàng cấp trên rất cao, làm hạn chế tính chủđộng trong đầu tư tín dụng.

- Việc xử lý thu hồi nợ cho vay khắc phục cơn bảo số 5/1997 theo chỉ định của Chính phủđạt kết qủa thấp đã làm hạn chếđến hiệu quả hoạt động kinh doanh, người vay có tâm lý ỷ lại vào chính sách ưu đãi của nhà nước nên thiếu thiện chí trong việc trả nợ, trả lãi cho Ngân hàng.

- Trên địa bàn có nhiều Ngân hàng hoạt động cũng đã tạo ra tính cạnh tranh ngày càng cao đối với Ngân hàng.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nổ lực của Ban giám đốc và cán bộ của Ngân hàng, cùng với kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình hoạt động NHNo & PTNT huyện Ba Tri luôn tìm được chổđứng trong lĩnh vực hoạt động tín dụng trong địa bàn huyên.

3.1.7.3. Phương hướng hoạt động

Từ những thuận lợi và khó khăn như trên NHNo & PTNT huyên Ba Tri đã đưa ra một số phương hướng hoạt động cho mình trong năm tiếp theo như sau:

- Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụđời sống cho nhân dân.

- Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương, tạo nguồn vốn chủ động trong hoạt động kinh doanh bằng các hình thức như tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang, tiết kiệm tiền gởi, tiết kiệm có dự thưởng…

- Mở rộng dư nợ theo định hướng của ngành, đáp ứng đủ nhu cầu hợp lý để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

- Tham mưu với chính quyền địa phương và Ngân hàng cấp trên xử lý thu hồi nợ tồn đọng.

- Bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu định hướng, các đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện để lựa chọn đối tượng đầu tư đảm bảo an toàn vốn có hiệu quả.

- Tăng cường kiểm tra kiểm soát các mặt hoạt động của Ngân hàng nhất là lĩnh vực cho vay, huy động vốn, kế toán ngân quỹ theo đúng chếđộ của ngành và pháp luật của nhà nước.

- Cũng cố bộ máy tổ chức, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, cải tiến lề lối làm việc, đổi mới phong cách giao dịch, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng, thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và quản lý cán bộ, kiên quyết ngăn chặn, xử lý các hiện tượng tiêu cực. Tổ chức và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2007.

3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪ NĂM 2004 - 2006 CỦA NHNo & PTNT HUYỆN BA TRI

Trong ba năm qua với sự nổ lực vượt bậc của ngân hàng, đã làm cho nguồn vốn của ngân hàng có những chuyển biến rất khả quan, nguồn vốn huy động của năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận Ngân hàng. Dưới đây là kết quả huy động vốn của Ngân hàng qua ba năm:

Bảng 2 : CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2004 - 2006 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm Số tiền % tiSềốn % - Vốn huy động tại chổ 99.205 125.800 113.071 26.595 26,81 -12.729 -10,12 + Vốn không kỳ hạn 49.156 60.368 24.661 11.212 22,81 -35.707 -59,15 + Vốn có kỳ hạn 50.049 65.432 87.546 15.383 30,74 22.114 33,80 -Vốn điều chuyển 128.034 130.294 147.973 2.260 1,77 17.679 13,57 Tổng cộng 227.239 256.094 261.044 28.855 12,70 4.950 1,93

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của NH qua ba năm 2004 - 2006)

Ghi chú: HĐKD: hoạt động kinh doanh; NH: Ngân hàng; ĐVT: đơn vị tính Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm, cụ thể là năm 2004 tổng nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được là 227.239 triệu đồng, đến năm 2005 tăng lên đến 256.094 triệu đồng, tăng 28.855 triệu đồng, tương đương tăng 2,70% so với năm 2004. Và năm 2006 tổng nguồn vốn huy động mà Ngân hàng đạt được là 261.044 triệu đồng, tăng 4.950 triệu đồng, tương đương tăng 1,93% so với 2005. Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng bao gồm vốn huy động tại địa phương và vốn điều chuyển (hay vốn vay từ Ngân hàng cấp trên). Trong đó vốn điều chuyển thì liên tục tăng qua các năm, còn vốn huy động tại địa phương thì tăng giảm không ổn định. Cụ thể là:

3.2.1.Vốn huy động tại địa phương

Cũng giống như tất cả các Ngân hàng thương mại khác, NHNo & PTNT huyện Ba Tri là một Ngân hàng kinh doanh chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn của huyện. Với phương chăm “Đi vay để cho vay”, mà trong nhiều năm qua hoạt động của Ngân hàng tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về vốn vay càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đặt ra cho công tác huy động vốn của NHNo & PTNT huyện

Ba Tri một vấn đề hết sức cấp thiết trước nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều của khách hàng.

Và hiện nay hầu hết các NHTM hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động của mình. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể là năm 2004 nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt 99.205 triệu đồng, nhưng đến năm 2005 nguồn vốn huy động tăng lên đến 125.800 triệu đồng, tăng 26.595 triệu đồng, tương đương tăng 21,86% so với năm 2004. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trong năm 2005 là do trong vài năm gần đây Ngân hàng đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình từđó uy tín Ngân hàng ngày càng tăng cao, và ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch, hơn nữa do hoạt động kinh doanh của khách hàng ngày càng có hiệu quả nên khi có lợi nhuận thì họ sẽ gởi vào Ngân hàng để tăng thêm thu nhập, cũng như thuận tiện rút tiền khi cần thiết. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc huy động vốn phục vụ cho việc cho vay của Ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2006 tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt 113.071 triệu đồng, giảm 12.729 triệu đồng, tương đương giảm 10,12% so với năm 2005. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động của Ngân hàng giảm là do trong những tháng cuối năm 2006 trên địa bàn huyện Ba Tri đã xảy ra cơn bảo số 9 làm thiệt hại cho huyện hàng trăm tỷ đồng, điều này đã dẫn đến nguồn vốn huy động của Ngân hàng tại địa phương bị giảm xuống gây không ít khó khăn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó, vốn huy động tại địa phương tăng chủ yếu là tiền gởi có kỳ hạn, mà cụ thể là: tiền gởi có kỳ hạn năm 2004 là 50.049 triệu đồng đến năm 2005 đạt 65.432 triệu đồng tăng 15.383 triệu đồng so với năm 2004, và năm 2006 vốn huy dộng đạt 87.546 triệu đồng tăng 22.114 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho tiền gởi có kỳ hạn luôn tăng qua các năm là do xu hướng đầu tư của người dân hiện nay là muốn nguồn vốn của mình không bị ứ đọng mà phải làm cho nó có thêm lợi nhuận dù ở trong thời gian ngắn. Chính vì vậy đầu tư gởi tiền vào Ngân hàng cũng là một phương thức làm tăng thêm đồng vốn của họ đồng thời ít gặp rủi ro hơn so với các phương thức đầu tư khác, vì lãi xuất của tiền gởi tăng theo thời gian gởi tiền của khách hàng , và với lãi suất linh hoạt như

tiền gởi có kỳ hạn liên tục tăng qua các năm. Trái với tiền gởi có kỳ hạn thì tiền gởi không kỳ hạn lại tăng giảm không ổn định qua các năm, cụ thể là năm 2004 tiền gởi không kỳ hạn là 49.156 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 60.368 triệu đồng, tăng 11.212 triệu đồng so với năm 2004, còn năm 2006 đạt 24.661 triệu đồng giảm 35.707 triệu đồng so với năm 2005. Nguyên nhân là do người dân không muốn hưởng mức lợi nhuận thấp khi họ bỏ vốn đầu tư vào Ngân hàng mà chỉ đựợc hưởng mức lãi suất không kỳ hạn rất thấp như hiện nay, điều này đã gây tâm lý lo ngại cho khách hàng khi quyết định lựa chọn phương án đầu tư của mình. Chính vì tâm lý lo ngại ấy mà các nhà đầu tư không muốn mạo hiểm đầu tư vào Ngân hàng không kỳ hạn, mà họ muốn đầu tư có thời hạn nhất định hơn là đầu tư không kỳ hạn để có thể hưởng được những ưu đãi dành cho khoản đầu tư của họ trong quá trình đầu tư, hơn nữa khi người dân đã có của dư nên họ thích gởi vào Ngân hàng có kỳ hạn hơn để được hưởng lãi suất cao hơn, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nguồn vốn huy động từ tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn bị giảm xuống, và nó cũng góp phần làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng biến động không đều qua các năm

3.2.2. Vốn điều chuyển

Do nằm trong hệ thống của NHNo & PTNT Việt Nam nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho vay luôn được thuận tiện hơn, nếu Ngân hàng chi nhánh huy động được vốn cao hơn nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽđược chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi nhánh, do đó nguồn vốn để Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên khi vốn huy động không đáp ứng đủ.

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta cũng thấy rõ được vốn điều chuyển liên tục tăng qua các năm, tuy vốn huy động của Ngân hàng có tăng nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu vay càng tăng của khách hàng chính vì vậy việc sử dụng vốn điều chuyển là một điều không thể tránh khỏi. Vốn điều chuyển của Ngân hàng năm 2004 là 128.034 triệu đồng, năm 2005 là 130.294 triệu đồng, tăng 2.260 triệu đồng so với năm 2004. Và năm 2006 vốn điều chuyển đạt 147.973 triệu đồng, tăng 17.679 triệu đồng so với năm 2005. Mặc dù vốn điều chuyển liên tục

tăng qua các năm và đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều của khách hàng, nhưng bên cạnh những mặt tích cực mà vốn điều chuyển mang lại thì nó cũng còn một số hạn chế là làm cho lợi nhuận của Ngân hàng có thể bị giảm xuống vì lãi xuất của vốn điều chuyển lớn hơn lãi suất cho vay. Vì vậy mà Ngân hàng cần tìm kiếm những giải pháp tích cực để tăng nguồn vốn huy động tại chổ và giảm bớt nguồn vốn điều chuyển xuống để giảm bớt chi phí tăng thêm lợi nhuận, giúp cho hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng đảm bảo.

3.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 3.3.1 Tình hình cho vay vốn

3.3.1.1. Tình hình cho vay vốn theo thành phần kinh tế

Một trong những nhân tố dùng đểđánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đó chính là doanh số cho vay mà Ngân hàng đã đạt được. Bởi vì hoạt động cho vay sẽ mang lại nguồn thu góp phần làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhìn chung doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế của ngân hàng qua ba năm có sự chuyển biến tích cực. Điều đó được thể hiện rỏ trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2004 - 2006

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 Năm N2005 ăm N2006 ăm Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp tư nhân 2.448 2.344 2.225 -104 -4,25 -119 -5,08 Hộ sản xuất 198.281 252.362 303.377 54.081 27,27 51.015 20,22 Tổng cộng 200.729 254.706 305.602 53.977 26,89 50.896 19,98

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm 2004 -2006)

Từ kết quả trên bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2004 doanh số cho vay là 200.729 triệu đồng đến năm 2005 đạt 254.706 triệu đồng, tăng 53.977 triệu đồng, tương đương tăng 26,89% so với năm 2004, và năm 2006 doanh số cho vay tăng đến 305.602 triệu đồng, tăng 50.896 triệu đồng, tương đương tăng 19,98% so với năm 2005. Trong đó, tăng chủ yếu là cho vay hộ sản xuất, còn

2,448 2,344 2,225 198,281 252,362 303,377 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm T ri ệ u đồ ng

Doanh nghiệp tư nhân

Hộ sản xuất

Hình 3: Thể hiện doanh số cho vay theo thành phần kinh tế qua ba năm 2004 - 2006

Từ hình trên ta thấy nếu doanh số cho vay hộ sản xuất năm 2004 là 198.281 triệu đồng thì đến năm 2005 doanh số cho vay đối với thành phần này là

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN BA TRI (Trang 32)