Xác định khả năng đáp ứng nguồn vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN BA TRI (Trang 74)

TRONG BA NĂM 2004, 2005, 2006

Ba Tri với vị trí địa lý thuận lợi và có lịch sử phát triển lâu đời nên có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế. Hiện nay, Ba Tri với diện tích hơn 335.000 km2, trong đó có khoãng 50.589 ha đất canh tác nông nghiệp và 3.045 ha đất nuôi trồng thuỷ sản, và một số ngành nghề kinh doanh khác đang có xu hướng phát triển nhanh. Do đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tếở điạ phương thì phải có một nguồn vốn rất lớn để đầu tư phát triển. Theo phòng thống kê của huyện Ba tri thì trong năm 2004, 2005, 2006 cũng như trong năm 2007 thì nhu cầu vốn đầu tư sản xuất phát triển kinh tế của huyện là rất lớn. Trứơc những điều kiện thuận lợi đó thì NHNo & PTNT huyện Ba Tri đang đứng trước nhiều thời cơ để mở rộng thị trường nâng cao uy tín. Vậy thì Ngân hàng đã chuẩn bị nguồn vốn của mình như thế nào để có thể đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng nhiều của địa phương? Và bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy được tình hình đáp ứng nguồn vốn của Ngân hàng cho đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương trong ba năm 2004, 2005, 2006 như sau:

Bảng 12: KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN CỦA NGÂN HÀNG

ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 Năm N2005 ăm 2006 Năm Số tiền % Số tiền % Tổng doanh số cho vay của NH 200.729 254.606 305.602 53.877 26,84 50.996 20,03 Tổng nhu cầu vốn cho sản xuất 1.200.000 1.520.000 1.800.000 320.000 26,67 280.000 18,42 Tỷ lệ cung cấp nguồn vốn của NH 16,73% 16,75% 16,98% 16,84% 100,65 18,21% 108,73

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Ba Tri và bảng báo cáo KQHĐKD của NHNo &PTNT huyện Ba Tri)

Ghi chú:KQHĐKD:Kết quả hoạt động kinh doanh; HĐ: Hoạt động; NH: Ngân hàng

tăng. Theo phòng thống kê của huyện Ba Tri trong năm 2004 nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển sản xuất trong huyện chỉ đạt 1.200.000 triệu đồng, thì đến năm 2006 nhu cầu này tăng lên đến 1.800.000 triệu đồng. Cho thấy nhu cầu vốn cho đầu tư sản xuất là rất lớn. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 8,71% năm thì nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất tăng lên ngày càng nhiều là một điều tất yếu. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vốn cho đầu tư sẽ ngày càng tăng. Chính vì vậy, mà tổng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của huyện liên tục tăng qua các năm. Tuy doanh số cho vay của Ngân hàng có tăng qua các năm nhưng vẫn còn thấp so với tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư cho sản xuất. Nếu như năm 2004 doanh số cho vay của Ngân hàng là 200.729 triệu đồng, chiếm 16,73% tổng nhu cầu vốn của huyện, đến năm 2005 doanh số cho vay của Ngân hàng đạt 254.606 triệu đồng, tăng 53.877 triệu đồng và chiếm 16,75% so với tổng nhu cầu vốn. Đến năm 2006 doanh số cho vay tăng lên và đạt 305.602 triệu đồng, chiếm 16,98% tổng nhu cầu vốn cho đầu tư sản xuất phát triển kinh tế của huyện. Nếu xét về con số tuyệt đối và tỷ lệ tương đối ta thấy tỷ lệ đáp ứng nguồn vốn của Ngân hàng cho việc đầu tư phát triển kinh tế của huyện liên tục tăng qua các năm. Tuy là một Ngân hàng chi nhánh và nguồn vốn cho hoạt động đầu tư là có hạn nhưng với sự nổ lực vượt bật của toàn thể ban lãnh đạo và công nhân viên trong Ngân hàng thì nguồn vốn của Ngân hàng đã cung ứng kịp thời đến người dân để họđầu tư sản xuất. Từ đó, cho thấy chất lượng hoạt động của Ngân hàng là khá tốt. Những kết quả đó được thể hiện qua nguồn vốn hoạt động, doanh số cho vay, dư nợ, thu nợ, doanh thu, và lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng, và đạt ở mức cao, nguồn vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù đạt dược những kết quả khả quan như vậy nhưng để cho hoạt động đầu tư của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn nữa thì một vấn đềđặt ra cho Ngân hàng là phải tìm được nhiều giải pháp thích hợp nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn hơn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng cho đầu tư sản xuất phát triển kinh tế huyện nhà. Có như vậy uy tín của Ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao và phạm vi hoạt động của Ngân hàng sẽ ngày càng mở rộng. Góp phần đưa nền kinh tế huyện Ba Tri nhanh chóng được phát triển, đời sống người dân ngày càng được ổn định và phát triển đi lên.

Chương 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN HUYỆN BA TRI 5.1.VỀ HUY ĐỘNG VỐN

Trong hầu hết các ngành nghề kinh doanh nói chung và trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói riêng việc mở rộng tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Để làm dược điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề, từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Ngân hàng cần phải phối hợp chặt chẻ giữa Ngân hàng và nhà nước nhằm đề ra các giải pháp cụ thể để mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Chính vì vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, trong đó quan trọng nhất chính là vốn huy động. Trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của Ngân hàng chưa đáp ứng đủ cho việc sử dụng vốn là do Ngân hàng đóng trên địa bàn có nhiều Ngân hàng khác cạnh tranh, và người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nên rất khó cho việc huy động vốn nhằm cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay, cho nên việc sử dụng vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp trên là điều tất yếu.

Để cho hoạt động huy động vốn có hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng đã đề ra thì Ngân hàng phải có những chính sách hợp lý trong việc khai thác tiềm năng về vốn. Cụ thể là:

- Tiếp tục phát huy và mở rộng hình thức huy động vốn truyền thống, bên cạnh việc nâng cao hơn nữa uy tín của Ngân hàng, đồng thời thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng và các tổ chức tín dụng. Từđó, người dân sẽ yên tâm khi gởi tiền vào Ngân hàng.

- Áp dụng mức lãi suất bậc thang đối với khách hàng gởi tiền ngày càng nhiều thì lãi suất càng cao. Mặt khác Ngân hàng cần đưa ra những kỳ hạn, những mức lãi suất khác nhau làm cho khách hàng dể dàng trong việc quyết định vốn nhàn rỗi của mình.

như vậy thì uy tín, thương hiệu của Ngân hàng ngày cao tạo cho người dân có cảm giác an tâm khi gởi tiền vào Ngân hàng.

- Ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ thân thiết thường xuyên với khách hàng trong cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn để khách hàng sẽ gởi tiền vào Ngân hàng khi công việc kinh doanh của họ có lợi nhuận. Ngân hàng cần chú tâm huy động vốn ở nông thôn, đây chính là thị trường tiềm năng mà Ngân hàng cần phát triển.

5.2. VỀ SỬ DỤNG VỐN

Để nguồn vốn của Ngân hàng không bị đóng băng và được sử dụng đúng mục đích nhằm góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng thì Ngân hàng phải đề ra được những giải pháp thật sự phù hợp nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ngày càng cao trong việc huy động vốn và sử dụng vốn. Để làm được điều đó Ngân hàng cần phải:

- Luôn tìm hiểu, bám sát và vận dụng những chính sách, định hướng phát triển của địa phương để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, chiến lược thị phần,… nhằm cũng cố việc cho vay những hộ sản xuất nông nghiệp, mà đặc biệt là cần quan tâm hơn nữa trong việc cho vay đối với các hộ kinh doanh dịch vu, các doanh nghiệp tư nhân.

- Kết hợp chặt chẻ với chính quyền địa phương các cấp, đầu tư tín dụng phải dựa vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương do Huyện uỷ, UBND huyện đề ra. Thực hiện cho vay phải đúng theo thời vụ, thời hạn trả nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi.

- Một vấn đề quan trọng hơn là trong và sau khi cho vay Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế từng địa bàn xã trong việc sử dụng vốn vay, mà đặc biệt là những món vay lớn và những khách hàng mới lần đầu tiên giao dịch với Ngân hàng nhằm xem xét, đánh giá mọi khả năng đầu tư vốn trong tương lai và có thể dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng. Kiên quyết xử lý, thu hồi nợ quá hạn đối với những hộ không trả nợ đúng hạn, hoặc có thể chuyển sang cơ quan pháp luật để xử lý.

- Đơn giản quy trình cho vay để tiết kiệm được thời gian của cán bộ tín dụng cũng như của khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng, nhanh chóng

chuyển dịch cơ cấu đầu tư, linh hoạt trong cho vay và phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mà pháp luật không cấm.

- Mở rộng khách hàng mới thuộc nhiều thành phần kinh tế, lựa chọn kỷ khách hàng cũng như cộng tác viên tín dụng ở các xã, xóm ấp để tránh được những tổn thất có thể xảy ra cho Ngân hàng.

- Kiến nghị với Ngân hàng cấp trên phân bổ thêm cán bộ tín dụng hoặc thu thêm cán bộ tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới.

- Cũng cố bộ máy tổ chức, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, cải tiến lề lối làm việc, đổi mới phong cách giao dịch, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, để tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

5.3. VỀ CÔNG TÁC THU HỒI NỢ

Công tác thu hồi nợ là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng bởi vì Ngân hàng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nên vấn đề thu hồi nợ cần được đặc biệt quan tâm để đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng không bịứđọng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Để làm được việc đó Ngân hàng cần áp dụng một số biện pháp như:

- Cần duy trì tổ xử lý nợ tồn đọng, phối hợp với các ngành các cấp và chính quyền điạ phương kiên quyết xử lý thu hồi nợ tồn đọng, nợ cho vay để tạo ra môi trường đầu tư an toàn hơn, lành mạnh hơn.

- Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợđúng hạn.

- Ngân hàng cần áp dụng nhiều biện pháp thu nợ khác nhau dối với những khoản nợ quá hạn hoặc khó đòi, Ngân hàng cần đánh giá và nhận xét khách hàng một cách chính xác trước trong và sau khi cho vay, chẳn hạn nếu Ngân hàng xét thấy các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được, hoặc khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng tạm thời chưa đủ vốn và đang cần vốn thì Ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng vay thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có đủ khả năng sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, nhưng số tiền khách hàng được vay phải không được vượt quá chu kỳ sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với cộng tác viên tín dụng ở các xã, thị trấn, ấp thì Ngân hàng cần phối hợp và kiểm tra chặt chẻ hơn nữa, bên cạnh việc trích hoa hồng Ngân hàng cần có những hướng dẫn cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình để họ tích cực hơn trong việc giúp đở cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ.

5.4. BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO

Để việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao thì biện pháp trước hết mà Ngân hàng cần quan tâm đó là việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy đến làm giảm đi lợi nhuận của Ngân hàng. Chính vì vậy Ngân hàng cần đề ra một số giải pháp cụ thể như:

- Cần thực hiện đúng điều kiện, nguyên tắc đảm bảo tín dụng, khống chế mức đầu tư tín dụng đối với khách hàng theo qui định của Ngân hàng nhà nước.

- Cần thường xuyên phân loại khách hàng, phân loại nợ đây chính là giải pháp tích cực nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Bởi vì có đánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng trả nợ của họ. Vì vậy trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần chú ý vài điểm về khách hàng như:

+ Về uy tín khách hàng: cán bộ tín dụng cần xem xét khách hàng có phải là khách hàng thân thuộc hay mới lần đầu quan hệ tín dụng, nếu là khách hàng thân thuộc thì họ có trả nợđúng hạn hay không hoặc cán bộ tín dụng cần xem kỷ qua hồ sơ quá khứ của họ, còn nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu thì cán bộ tín dụng cần làm đúng thủ tục thẩm định rồi mới quyết định cho vay. Vì trong quan hệ tín dụng uy tín là sự trung thực khi thực hiện vay nợ và sẳn sàng trả các khoản vay.

+ Năng lực vay nợ của khách hàng: Ngân hàng cũng nên xem xét và chắc chắn rằng khách hàng đang giao dịch có đủ thẩm quyền để yêu cầu một khoản vay và tư cách pháp lý, cũng như tư cách thể nhân để ký hợp đồng tín dụng nhằm tránh những rắc rối và tổn thất đáng kể cho Ngân hàng.

+ Một vấn đề quan trọng nữa mà cán bộ tín dụng cần quan tâm khi cho vay là vốn tự có của khách hàng khi tham gia vào dự án dầu tư phải phù hợp với qui định của Ngân hàng. Vì qua mức vốn tự có của khách hàng thì Ngân hàng có khả năng đánh giá năng lực tài chính cũng như qui mô hoạt động của khách hàng. Nếu vốn tự có của khách hàng càng lớn, điều đó làm cho khách hàng quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án của họ sinh lời đúng theo kế

hoạch. Tuy nhiên những tài sản, giấy tờ có giá mà khách hàng đem cầm cố, thế chấp đảm bảo cho khoản vay của mình cần phải đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách hàng nhằm đảm bảo tính hiệu lực khi cần thiết.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng trước khi cho vay, thẩm định tài sản là khâu quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng, do đó cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức và sự hiểu biết nhất định về mọi lĩnh vực, và đồng thời phải đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Có như vây thì việc thẩm định, báo cáo thẩm định mới thực tế và có kết quả cao.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Với hơn 80% dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nên nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với sự lãnh đạo của Đảng việc phát triển một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng. Để làm đựơc điều đó thì cần phải có đủ vốn vì vậy mà vai trò của Ngân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN BA TRI (Trang 74)