Nguyên nhân và tồn tại rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (Trang 40)

THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1 Nguyên nhân và tồn tại rủi ro tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh của bất cứ ngành nghề nào điều tìm ẩn rất nhiều rủi ro, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương cũng như hầu hết các Ngân hàng khác cũng vậy, nghiệp vụ huy động vốn và cho vay là chủ yếu nên rủi ro cao nhất và thiệt hại nhiều cho Ngân hàng phải kể đến là rủi ro tín dụng. Đó là rủi ro khi khách hàng không trả nợ đúng hạn vì bất cứ lý do gì hoặc rủi ro vì lý do khách hàng không còn khả năng thanh toán, nó dẫn đến tăng nợ xấu Ngân hàng.

Từ phân tích trên ta thấy một số nguyên nhân phát sinh và tồn tại rủi ro tín dụng đối với VCB Cần Thơ như sau:

- Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cho thấy chi phí qua mỗi năm vẫn còn tăng rất cao. Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng và trên thị trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều Ngân hàng trong và ngoài nước cho nên VCB Cần Thơ không ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ làm tăng cho chi phí Ngân hàng ngày càng tăng cao.

- Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011 giảm so với 2010 đều này cho thấy công tác thu nợ của Ngân hàng chưa hiệu quả lắm. Xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội tự nhiên không thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh như: dịch bệnh đối với thủy sản, giá cả nguyên vật liệu, lạm phát tăng cao, giá xăng dầu tăng cao…do đó gây thất thu đối với khách hàng vay vốn.

- Dư nợ ngắn hạn/Vốn huy động NH năm 2011 khá lớn (>1) điều này không tốt, cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao. Những khó khăn do tình hình biến động của nền kinh tế, bên cạnh đó hoạt động Marketing, tiếp thị quảng bá, công nghệ và dịch vụ hiện đại của Ngân hàng chưa được chú trọng nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn.

- Doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2009 – 2011 điều tăng nhưng chỉ tập chung ở một số đối tượng, Ngân hàng cần mở rộng thêm để hạn chế được rủi ro và kinh doanh hiệu quả hơn.

- Thời gian thu hồi nợ ngắn hạn bình quân của Ngân hàng năm 2011 tăng so với năm 2010 và tỷ lệ này còn cao.

+ Một số khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng, không sản xuất kinh doanh nên dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

+ Cán bộ tín dụng vẫn còn sai sót trong khâu thẩm định, thẩm định chưa kĩ hoặc nới lỏng trong khâu tái thẩm định.

+ Trong giai đoạn 2009-2011, một cán bộ tín dụng phải quản lý cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Số lượng khách hàng nhiều dẫn đến áp lực công việc cao cho nên việc quản lý khách hàng đôi khi thiếu chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w