Mục đích của việc phân loại này là giúp chúng ta thấy được cơ cấu tỷ trọng và sự tăng trưởng trong việc đầu tư cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn của chi nhánh so với tổng dư nợ các năm. Kết quả đầu tư tín dụng của VCB Cần Thơ trong 3 năm sau:
Bảng 2.8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA VCB CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2009 - 2011) Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 Số tiền2010/2009(%) Số tiền2011/2010(%) Ngắn hạn 1.589 1.835 2.280 246 15,48 445 24,25 Trung và dài hạn 397 410 320 13 3,27 (90) (21,95) Tồng dư nợ 1.986 2.245 2.600 259 13,04 355 15,81
Hình 2.9:Biểu đồ tình hình dư nợ theo thời hạn của VCB Cần Thơ qua 3 năm (2009 - 2011)
Ta thấy tổng dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, và tỷ lệ năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm 2010 tỷ lệ dư nợ tăng 13,04% so với năm 2009, năm 2011 tỷ lệ dư nợ tiếp tục tăng lên 15,81% so với năm 2010. Trong đó dư nợ từ nghiệp vụ cho vay tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và điều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ tăng 15,48% hay tăng 246 tỷ đồng so với năm 2009, đến năm 2011 dư nợ này tiếp tục tăng 24,25% hay tăng 445 tỷ đồng so với năm 2010. Điều này là do Ngân hàng đã có những giải pháp làm tăng doanh số cho vay thông qua việc tìm kiếm những khách hàng mới.
Tóm lại, từ việc Ngân hàng rất chú trọng tới hoạt động tín dụng nên kết quả là dư nợ từ hoạt động này đặc biệt là tín dụng ngắn hạn luôn tăng qua các năm. Chính vì thế mà góp phần vào việc tăng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.