Bối cảnh kinh tế trong nước.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu dự báo lãi suất Việt Nam năm 2012 (Trang 30)

II. Dự báo lãi suất 2012.

1.Bối cảnh kinh tế trong nước.

Năm 2012 quyết tâm của Chính phủ về việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ vẫn theo hướng chặt chẽ nhưng chủ động hơn để phục vụ cho hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nghị quyết 11 BCH TƯ Đảng đặt ra chỉ tiêu lạm phát năm 2012 dưới 10% , tổng sản phẩm quốc nội GDP

tăng từ 6%- 6.5%. NHNN cũng tuyên bố chủ trương giảm lãi suất trong năm 2012 này.

Năm 2012, cả nước cần tập trung phấn đấu thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua là tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6% - 6,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%; tỷ lệ nhập siêu khoảng 11 % - 12% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, trong điều kiện cho phép, phấn đấu giảm nhập siêu xuống dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu; chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động.

Thực tế Việt Nam 3 tháng đầu năm 2012 cho thấy những tín hiệu khả quan nhất định về kiềm chế lạm phát (so với tháng trước, CPI tháng 1/2012 đã tăng 1% và tháng 2/2012 tăng 1,37% – tức bằng mức cùng kỳ năm 2009, nhưng là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, tháng 3/2012 CPI chỉ tăng 0,16% là mức tăng thấp nhất trong vòng gần 2 năm qua, tăng 2,55%; so với tháng 12/2011 và tăng 14,15% so với cùng kỳ năm trước); giảm nhập siêu (nhập siêu khoảng 300 triệu USD, bằng khoảng 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nhiều năm gần đây), cải thiện cơ cấu chất lượng thu hút FDI cả về nguồn vốn và lĩnh vực thu hút (FDI giải ngân là 400-600 và 1500 triệu USD), đấu thầu thành công trái phiếu CP khả quan hơn nhiều so với năm trước (đấu thầu thành công tới 5900/7000 tỉ đồng trái phiếu. Phiên ngày 16/2/2012 và trong quý 1/2012 đã phát hành được trên 9000 tỉ đồng trái phiếu CP); sản xuất điện (tăng 15,1%), khai thác dầu thô (tăng 10,3%), phát triển nông nghiệp…

Ngoài ra, những dấu hiệu cải thiện về tính thanh khoản ngân hàng và dự trữ ngoại hối cũng được ghi nhận. Trong 2 tháng đầu năm 2012, theo NHNN, dự trữ ngoại hối đã tăng 20%, trong khi tỷ giá vẫn ổn định. Những tín hiệu về cải thiện thanh khoản trên thị trường ngân hàng được phản ánh đậm

Hơn nữa, cơ hội giảm lãi suất lần này còn được hỗ trợ tích cực bởi động thái mới của NHNN là chia các ngân hàng thương mại thành 4 nhóm với các mức tăng hạn mức tín dụng khác nhau, trong đó nhóm 4 (kém nhất về thanh khoản) sẽ không được phép mở rộng tín dụng ít nhất trong 6 tháng bị xếp hạng. Với việc Việc NHNN phân nhóm và giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ lành mạnh hóa thị trường lãi suất.

Đồng thời, NHNN cũng bảo đảm tái cấp vốn cho các NHTM thời hạn từ 3 – 6 tháng, trên cơ sở NHTM đó thế chấp các hồ sơ vay chất lượng tốt để bảo đảm thanh khoản với mức tối đa bằng vốn điều lệ… Với chính sách “cây gậy và củ cà rốt” này, các NHTM sẽ được chống lưng khá mạnh và bị răn đe khá nghiêm khắc để không bị hút vào vòng xoáy ganh đua huy động và cho vay thiếu lành mạnh vốn như thời gian trước; đồng thời, có động lực cố gắng thể hiện và “khép mình” hơn sao cho không bị rơi vào nhóm xếp hạng tín nhiệm kém.

Thực tế cũng cho thấy, thị trường tiền tệ những tháng đầu năm 2012 đang diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, với mức trần huy động về cơ bản không quá 12% và đã có sự giãn cách lãi suất theo thời hạn, với lãi suất 1-2 tuần chỉ ở mức 6-7%, còn lãi suất 1-12 tháng cũng chỉ 12%. Đặc biệt, 9 tổ chức tín dụng có tình hình tài chính yếu kém, đang bị NHNN kiểm soát chặt chẽ để tái cơ cấu lại. Các tổ chức này chỉ chiếm chưa đến 10% trong họat động của toàn hệ thống ngân hàng. Qua một thời gian chấn chỉnh, thị phần của họ hiện chỉ khoảng 6%. Nhờ đó, ngày càng nhiều NHTM ổn định được thanh khoản.

Thực tế những tháng đầu năm đang cho thấy, khả năng hiện thực hóa mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2012 xuống 1 con số được xác lập bởi những nhân tố tích cực, như nhận thức và quyết tâm chính trị mới từ cấp cao nhất; sự nhất quán chính sách tài chính-tiền tệ linh hoạt và thận trọng, theo hướng tiếp tục thắt chặt, giảm bớt khối lượng và nâng cao hiệu quả đầu tư công; xúc tiến đổi mới mô hình và cơ chế phát triển; sự dồi dào của các nguồn hàng hóa và lao động; sự năng động và bản lĩnh thương trường của đội ngũ doanh nghiệp;

vị thế quốc tế và lòng tin của thế giới đối với tiềm năng phát triển trung và dài hạn của Việt Nam ngày càng được củng cố.

Việc ưu tiên của Chính phủ, cho sản xuất và giảm tăng trưởng tín dụng, giảm cung tiền sẽ là một cơ sở tốt để giảm lạm phát, khi lạm phát được đưa về mức một con số thì lãi suất huy động sẽ là một sự điều chỉnh hợp lý.

Về tâm lý đầu tư của người dân, với những ảm đạm của của thị trường Bất động sản và thị trường Chứng khoán năm qua thì gửi tiền vào NH với lãi suất 12% vẫn là lựa chọn an toàn và có lãi.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu dự báo lãi suất Việt Nam năm 2012 (Trang 30)