Nguyên nhân

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu dự báo lãi suất Việt Nam năm 2012 (Trang 25)

3. Sự ổn định của nền kinh tế.

3.3 Nguyên nhân

Để tìm ra nguyên nhân cho những bất cập trong bài toán lãi suất nói riêng và phát triển kinh tế nói chung, chúng ta cần phải ra soát lại hoạt động của các NHTM.

Vì sao nhiều NH phải lách luật để huy động vốn? Vì sao năm nay NHNN phải chia nhóm ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo Chỉ thị 02/CT? Do đâu mà các NH luôn phải đề phòng cao mà tỷ lệ nợ xấu vẫn cao?

Các nguồn vốn cho vay của NH phần nào vẫn chưa được sử dụng hiệu quả. Hoạt động tín dụng chưa thực sự tốt, nhiều đồng vốn chạy lạc dòng. Thêm vào đó, sự đóng băng của thị trường Bất động sản cũng như những sụt giảm của thị trường Chứng khoán năm vừa rồi cũng là nguyên nhân làm nhiều NH khó khăn trong hoạt động tín dụng.

Theo thông lệ quốc tế, lãi suất cho vay thường chỉ cao hơn lãi suất huy động vốn từ 2%-2,5% là NH đã có lời. Thế nhưng, tại Việt Nam, các NH đồng loạt huy động vốn với lãi suất 14%/năm từ nhiều tháng nay nhưng lãi suất cho vay phổ biến vẫn ở mức 20%/năm trở lên, cao hơn lãi suất đầu vào 6%/năm. Việc điều hành lãi suất của nước ta còn mang nhiều tính hành chính. Văn bản chỉ đạo về lãi suất chưa đồng bộ, thiếu tính tiên liệu NHNN tự làm khó mình trong việc điều hành.

Sự ổn định của nền kinh tế có thể được thể hiện thông qua lạm phát, mặc dù năm 2011 lạm phát ở mức cao và tăng so với mục tiêu đề ra nhưng đây cũng được coi là thành công. Sự ổn định đó có thể thấy như tốc độ tăng GDP là 6,78% cao hơn so với sự kiến là 6%. Khi nền kinh tế ổn định, đảm bảo được các chỉ tiêu đề ra thì lãi suất sẽ ít có sự biến động và có xu hướng giảm dần để khuyến kích đầu từ sản xuất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

tình hình của khu vực kinh tế đối ngoại và lãi suất phản ánh thực tế của khu vực tài chính - tiền tệ. Sự liên thông giữa hai khu vực kinh tế này hình thành mối quan hệ giữa cán cân vãng lai và lãi suất trong nước. Với một nước có tình trạng cán cân vãng lai thâm hụt lớn và kéo dài, những biến động của khu vực kinh tế đối ngoại sẽ tạo ra những tác động nhất định đối với khu vực tài chính tiền tệ nói chung và lãi suất nói riêng. Và ngược lại, sự biến động của lãi suất cũng góp phần tạo ra những xu hướng nhất định ảnh hưởng lên giá trị của cán cân vãng lai. Việc thấy được những mối quan hệ này sẽ là cơ sở để có được những gợi ý chính sách đúng đắn nhằm điều chỉnh hiệu quả cả hai khu vực kinh tế, dần hạn chế những mất cân đối kinh tế vĩ mô như ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu dự báo lãi suất Việt Nam năm 2012 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w