3. Sự ổn định của nền kinh tế.
4.2. Lãi suất trong nước cao thúc đẩy gia tăng thâm hụt cán cân vãng la
cân vãng lai
Mối quan hệ giữa lãi suất cao và sự gia tăng thâm hụt cán cân vãng lai được hình thành thông qua sự biến động của tỷ giá. Mối quan hệ giữa lãi suất trên thị trường tiền tệ với tỷ giá trên thị trường hối đoái sẽ được hiểu rõ thông qua việc nghiên cứu lý thuyết ngang giá lãi suất.
Theo lý thuyết ngang giá về lãi suất, đồng tiền của một quốc gia nào đó có lãi suất thấp hơn thì nhất định sẽ hình thành các khoản bù kỳ hạn cho hợp đồng kỳ hạn đối với đồng tiền của một quốc gia có lãi suất cao hơn. Nói cách khác, phần bù kỳ hạn trên giá kỳ hạn là xấp xỉ với phần chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.. Trạng thái cân bằng trên thị trường hối đoái đòi hỏi sự ngang bằng về lãi suất, theo đó lợi tức dự kiến của các khoản tiền gửi của hai loại tiền bất kỳ là tương đương. Chỉ khi tỷ suất lợi tức dự kiến của tất cả các loại tiền đều bằng nhau, tức là khi đó điều kiện ngang bằng tiền lãi được thỏa mãn, sẽ không một loại tiền nào ở trong tình trạng dư cầu hoặc dư cung và thị trường hối đoái sẽ cân bằng. Do vậy, có thể nói rằng thị trường hối đoái sẽ cân bằng khi có điều kiện ngang bằng về tiền lãi. Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước. Nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào. Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá. Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất nội tệ thấp hơn so với lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá hay đồng nội tệ sẽ giảm giá.
Như vậy, chính sách lãi suất cao sẽ thúc đẩy đồng nội tệ tăng giá, khi đó sẽ kích thích nhập khẩu và làm giảm xuất khẩu, hay làm gia tăng thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai. Ngược lại khi lãi suất thấp, đồng
5. Thâm hụt cán cân vãng lai mở rộng góp phần làm tăng lãi suấttrong nước trong nước
Cán cân vãng lai đồng nhất với mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong một chừng mực nhất định, nó đo lường và phản ánh sức mạnh của một nền kinh tế đang phát triển.
Từ đẳng thức tính cán cân vãng lai từ tiết kiệm và đầu tư (CA = S – I, trong đó, CA là cán cân vãng lai, S là tiết kiệm và I là đầu tư) cho thấy: Cán cân vãng lai thâm hụt phán ánh tình trạng tiết kiệm trong nước không đủ để bù đắp đầu tư và thúc đẩy tiếp cận với các dòng vốn từ nước ngoài. Những nước có cán cân vãng lai thâm hụt thường là những nước đi vay thuần (net borrower) và những nước có cán cân vãng lai thặng dư thường là những nước cho vay thuần (net lender). Có thể coi thâm hụt cán cân vãng lai là một hình thức nhập khẩu tiết kiệm nước ngoài để bù đắp đầu tư trong nước và sẽ làm thoái lui đầu tư trong nước nều không được bù đắp bởi thặng dư cán cân vốn.
Một trong những biện pháp để thu hút dòng vốn từ nước ngoài là tăng lãi suất trong nước. Quy luật ngang bằng lãi suất và sự chu chuyển tự do của các dòng vốn khuyến khích các dòng vốn chảy từ nơi có lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao. Do đó, mục đích thu hút vốn từ nước ngoài đã thúc đẩy lãi suất trong nước gia tăng. Bên cạnh đó, do nguồn vốn từ trong nước bị thiếu hụt cũng kích thích các chủ thể trong nước cạnh tranh để có thể tiếp cận được nhiều vốn hơn. Từ đó, tạo thành những động lực làm tăng cầu tiền và làm tăng lãi suất trong nước.
Kết luận: Giữa các biến số kinh tế vĩ mô có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ mà sự thay đổi của biến số này sẽ tác động lên sự biến động của biến số kia. Mối quan hệ giữa lãi suất và thâm hụt cán cân vãng lai là mối quan hệ không trực tiếp, hay sự biến động của nhân tố này không phải là nguyên nhân hay hậu quả trực tiếp của nhân tố kia và do đó, trong nhiều trường hợp biến động của hai chỉ số này không nhất thiết theo cùng hướng với phân tích như đã chỉ ra ở trên do có sự tác động của nhiều nhân tố khác nữa. Tuy nhiên, mối tương tác của hai biến số cho thấy một yêu cầu quan trọng trong điều hành
chính sách lãi suất và các biện pháp nhằm kiểm soát thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam hiện nay đó là phải có sự phối hợp hợp lý giữa các chính sách. Việc điều chỉnh lãi suất có khả năng tạo ra những phản ứng tích cực và tiêu cực từ khu vực kinh tế đối ngoại. Ngược lại, sự tăng trưởng trong khu vực kinh tế thực nói chung và khu vực kinh tế đối ngoại nói riêng cũng là một trong những nhân tố quan trọng điều chỉnh các biến trên thị trường tiền tệ. Việc đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước kiểm soát lãi suất một cách độc lập sẽ là thiếu khả thi, do vậy, để đạt được mục tiêu đã đề ra, bắt buộc phải có sự phối hợp từ nhiều khu vực kinh tế khác nhau, trong đó có khu vực kinh tế đối ngoại.