Phương pháp vật lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính vật lý của màng bacterial cellulose từ chủng acetobacter xylinum BHN2 (Trang 40)

2.5.3.1. Độ bền cơ học

Trong quá trình ứng dụng trị bỏng, màng BC cần chịu được một số lực tác động. Do vậy, chỉ tiêu về độ bền cơ học của màng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của màng. Trong khuôn khổ điều kiện cơ sở vật chất hạn hẹp của phòng thí nghiệm, tôi chỉ có thể nghiên cứu độ bền cơ học của màng BC một cách tương đối theo phương pháp đơn giản:

Chọn ngẫu nhiên 4 màng BC thử nghiệm độ bền cơ học theo chiều kéo dọc và theo chiều kéo ngang bằng phương pháp đơn giản: dùng lực kế lò xo kéo màng theo chiều ngang chiều dọc, xác định độ bền kéo của màng.

Phí Văn Tá K33B – SP Sinh 34 2.5.3.2. Khảo sát khả năng thấm hút của màng

Nghiên cứu khả năng thấm hút của màng BC đối với nước, dịch nghệ, kháng sinh.

Mô hình 1: Khảo sát khả năng thấm hút của màng BC, màng được ngâm trong nước, dịch nghệ, kháng sinh sau đó cân ở những khoảng thời gian khác xác định ( 2, 4, 6, 12, 24, 36 giờ ) để tính được lượng nước mà màng hút được.

Mô hình 2: Màng BC đắp lên bề mặt những hộp lồng chứa thạch có nồng độ 0,3% để thử khả năng thấm hút của màng (đối với nước) trong những khoảng thời gian xác định (2, 4, 6, 12, 24, 36 giờ).

2.5.3.3. Khảo sát khả năng ngăn cản vi sinh vật của màng

Khảo sát khả năng ngăn cản vi sinh vật (xạ khuẩn và vi khuẩn) của màng BC và so sánh với vải gạc vô trùng đang lưu hành trên thị trường. Tiến hành đặt các hộp lồng có chứa môi trường dinh dưỡng và được che phủ màng BC (màng BC được xử lí qua NaOH, tẩm dịch nghệ, tẩm kháng sinh trị bỏng), gạc vô trùng ở ngoài không khí, và hộp lồng chứa môi trường dinh dưỡng mở lắp trong điều kiện của phòng thí nghiệm trong 24 giờ. Đưa vào tủ ấm 350C và quan sát trong những ngày tiếp theo.

2.5.3.4. Độ thấu khí của màng BC

Độ thấu khí (air permeability): là đặc tính của màng biểu thị khả năng cho phép không khí đi qua cấu trúc xơ sợi của nó, được xác định bằng phương pháp thử tiêu chuẩn [TCVN 6891: 2006].

Khi hàng rào da bị tổn thương, cần phải có hàng rào bảo vệ để ngăn cẳn sự xâm nhập của vi khuẩn, tránh làm khô bề mặt vết thương nhưng đồng thời cũng phải có sự thông thoáng đảm bảo cung cấp dưỡng khí để kích thích cho quá trình tái tạo biểu mô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính vật lý của màng bacterial cellulose từ chủng acetobacter xylinum BHN2 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)