4. Kết cấu chuyên đề
3.2.3.1. Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính
Thứ nhất, CBTĐ cần thẩm định tổng vốn đầu tư, Ngân hàng cần có quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động, vốn đầu tư dự phòng, vốn đầu tư bù đắp các chi phí… bởi theo ý kiến của nhiều cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì tổng vốn đầu tư của dự án khi trình lên Ngân hàng thường thấp hơn thực tế. Lý do là vì dự án khi đi vào thực hiện có thể phát sinh nhiều hạng mục chi phí mới hoặc do chủ đầu tư cố tình làm giảm tổng vốn đầu tư để dễ xin vay vốn hơn
Thứ hai, Chi nhánh cần thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án như: lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuê đất, thuê chuyên gia… Ngân hàng cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ tài chính, của cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, so sánh với chi phí sản xuất của sản phẩm tương tự trên thị trường, không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư. Nếu là dự án mở rộng hoặc dự án mới của doanh nghiệp đã hoạt động trong ngành đó, cán bộ thẩm định có thể lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu là các dự án mới hoàn toàn thì các chỉ tiêu của những dự án tương tự cũng là những tham khảo tốt.
Khi xác định dòng tiền của dự án, CBTĐ cần chú ý các khoản hoàn trả vốn lưu động và thu hồi các giá trị thanh lý khi dự án chấm dứt hoạt động. Bởi lẽ phần lớn các dự án khi kết thúc thì các máy móc thiết bị, nhà xưởng còn một giá trị thị trường nhất định. Khi bán chúng sẽ xuất hiện dòng thu từ dự án, tuỳ theo quy định chế độ kế toán hiện hành mà dòng thu này có thể sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không.
Thứ tư, NHCT Bắc Hà Nội chưa áp dụng triệt để phương pháp giá trị thời gian của tiền trong tất cả các dự án. Ngân hàng nên sử dụng các giá trị như NPV,IRR, thời gian hoàn vốn có chiết khấu và nên được dùng trong mọi dự án, xem đó là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính khả thi về mặt tài chính. Dự án có hiệu quả khi NPV > 0, IRR > lãi suất chiết khấu. Mặt khác, cùng với các chỉ tiêu NPV, IRR, T, Ngân hàng cũng nên đưa các chỉ tiêu khác vào tính toán như chỉ tiêu điểm hoà vốn,… những chỉ tiêu này sẽ bổ xung cho nhau giúp cán bộ thẩm định có một cái nhìn toàn diện hơn về dự án.
Thứ sáu, Ngân hàng nên đưa ra một phương pháp tính tỷ suất chiết khấu thích hợp. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính trên là cơ sở quan trọng để đánh giá tính khả thi của mỗi dự án đầu tư và là căn cứ cho các quyết định tài trợ vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên, để các chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ bản chất của chúng thì việc lựa chọn một tỷ suất chiết khấu thích hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Một dự án có thể được tài trợ vốn từ nhiều nguồn khác nhau, ở những thời điểm khác nhau và mức lãi suất khác nhau. Do đó, tỷ suất chiết khấu phải phản ảnh được tổng chi phí cơ hội của tất cả các nguồn vốn đó.