Bước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn – Công ty Thông tin

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG BẮC HÀ NỘ (Trang 46)

4. Kết cấu chuyên đề

2.2.3.2. Bước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn – Công ty Thông tin

thông Điện lực

 Thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn của khách hàng

Từ những tài liệu mà Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực gửi đến Ngân hàng, CBTĐ đã thẩm định:

- Hồ sơ pháp lý gồm có: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, quyết định thành lập, giấy ủy quyền đại diện cho ông Nguyễn Mạnh Bằng là đầy đủ và hợp pháp

- Hồ sơ về tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gồm BCTC các năm 2010, 2011 là đầy đủ, mục đích vay vốn là trang bị các POP VoIP tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Bình, không trái các quy định của pháp luật và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Thẩm định và nhận xét về tư cách năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng.

- CBTĐ thẩm định tư cách năng lực pháp lý của khách hàng thông qua giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, quyết định thành lập và đưa ra nhận xét: Khách hàng có đầy đủ năng lực pháp lý.

- Về năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng: Ban Giám đốc Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực gồm:

Ông Phạm Tuấn Nam – Giám đốc

Ông Nguyễn Mạnh Bằng – Phó Giám đốc Bà Nguyễn Kim Hoa – Phó giám đốc

Các ông/bà trên đều có trình độ Đại học trở lên, có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong ngành, nhiệt huyết với Công ty. Bên cạnh đó, BGĐ Công ty còn có Ban cố vấn hỗ trợ về chuyên môn. Như vậy, khách hàng vay vốn có năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh.

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng: Dựa trên các BCTC khách hàng cung cấp và phương pháp tính toán các chỉ tiêu tài chính (phụ lục 1), CBTĐ đã đưa ra bảng sau: Bảng 2.6: Các hệ số tài chính Số TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính

Kết quả qua 2 năm gần đây

Năm 2010 Năm 2011 I Chỉ tiêu về tính ổn định

1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn % 1.7 1.4

1.2 Hệ số thanh toán nhanh % 1 0.55

1.3 Hệ số tài sản cố định % 42 52

1.4 Hệ số thích ứng dài hạn % 71 89

1.5 Hệ số nợ so với VCSH % 45 67

1.6 Hệ số nợ so với tài sản % 30 40

1.7 Hệ số tự tài trợ % 68 60

1.8 Hệ số trang trải lãi vay % 67 9

1.9 Khả năng hoàn trả nợ vay % 11 24

II Chỉ tiêu về sức tăng trưởng

2.1 Tỷ lệ tăng trưởng DT 6%

2.2 Tỷ lệ tăng trưởng LN -50%

III Chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động

3.1 Hệ số vòng quay TTS Vòng 1.2 1.5

3.2 Thời gian dự trữ HTK Ngày 35 75

3.3 Thời gian thu hồi công nợ Ngày 73 115

3.4 Thời gian tt công nợ Ngày 189 263

IV Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

4.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 21.5 16.7

4.2 Hệ số lãi ròng % 71 89

4.3 Suất sinh lời của TS (ROA) % 8 3

4.4 Suất sinh lời của VCSH % 13 5

4.5 Mức sinh lợi trên TS TC % 3 2

(Nguồn: Phòng KHDN)

Dựa trên bảng các chỉ tiêu tài chính, CBTĐ đã đưa ra nhận xét:

- Công ty thông tin Viễn thông Điện lực là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam. Nói chung tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có sự tăng trưởng qua các năm 2010 – 2011 thể hiện ở

doanh thu năm 2011 tăng 6% so với năm 2010, các hệ số tài chính khác tuy có giảm sút nhưng tương xứng với các hệ số chung của ngành.

Như vậy, công tác thẩm định khách hàng vay vốn - Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực - của CBTĐ đã xét đến đầy đủ các khía cạnh của khách hàng:

- Về hồ sơ pháp lý và tư cách chủ sở hữu đã được CBTĐ đánh giá đầy đủ. - Về phương diện tài chính của doanh nghiệp: Hệ thống các chỉ tiêu được CBTĐ sử dụng trong phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp là khá đầy đủ, gồm có:

+ Chỉ tiêu về sức tăng trưởng + Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

+ Chỉ tiêu về tính hiệu quả của hoạt động

+ Chỉ tiêu về tính ổn định của tình hình tài chính

Tuy nhiên, CBTĐ vẫn còn một số điểm thiếu sót:

+ Ngân hàng đã xét đến chỉ tiêu hệ số thích ứng dài hạn, đây là chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tư. Nếu hoạt động kinh doanh của DN vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn; nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tư tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn, dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính của DN và được tính bằng:

HS thích ứng

dài hạn =

Tài sản dài hạn

Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

Theo đó, năm 2010 chỉ tiêu này là 71% và năm 2011 là 89%. Như vậy có thể thấy, Công ty đã dùng nhiều VCSH và nợ dài hạn hơn để tài trợ cho TSCĐ. Cùng với hệ số thích ứng dài hạn, hệ số TSCĐ cũng khá cao, tương ứng là 42% và 52%. Đây là đặc thù riêng của ngành điện lực nhưng nếu Công ty duy trì hai hệ số này quá cao và có xu hướng tăng thì sẽ làm mất sự chủ động định đoạt tài sản của chủ đầu tư vì những khoản đầu tư vào TSCĐ cần một khoảng thời gian dài để thu hồi. Do vậy, CBTĐ cần đề cập đến vấn đề này trong báo cáo thẩm định.

Bên cạnh đó, CBTĐ cần xem xét nguyên nhân sự giảm sút đột ngột của hệ số trang trải lãi vay, từ 67% năm 2010 xuống 9% năm 2011 do hệ số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu lãi của Ngân hàng.

Nhìn chung, các chỉ tiêu trên cho thấy tình hình tài chính của Công ty thông tin Viễn thông Điện lực năm 2011 có phần xấu hơn năm 2010, thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng giảm, tỷ suất lợi nhuận/DT giảm, số vòng TTS tăng, các hệ số thanh toán giảm, hệ số tài trợ vốn giảm… CBTĐ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân là do điều kiện khách quan hay từ trong nội bộ Công ty.

Bên cạnh đó, Ngân hàng nên thu thập số liệu bình quân của Ngành hoặc của các dự án tương tự và có sự dự đoán cho năm sau để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính của Doanh nghiệp.

+ Nguồn thông tin được CBTĐ sử dụng là những tài liệu được khách hàng cung cấp. Những nguồn thông tin này do bản thân Doanh nghiệp lập và gửi lên cho Ngân hàng, do vậy nó mang tính chủ quan của Doanh nghiệp và tiềm ẩn nhiều gian lận sai sót. Ngoài ra, Ngân hàng cần thu thập thêm các thông tin từ phía các đối tác của Công ty để biết tình hình vay- nợ của Doanh nghiệp như thế nào. Mặt khác, CBTĐ cũng cần thu thập thông tin từ cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán Nhà nước, ủy ban Nhân dân nơi Công ty có trụ sở… vì đối với các cơ quan Thuế, Doanh nghiệp thường giảm bớt lợi nhuận của mình nhằm làm giảm nghĩa vụ đối với Nhà Nứớc, nhưng khi nộp hồ sơ xin vay hoặc xin tài trợ, họ thường làm đẹp BCTC của mình để thu hút đầu tư.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG BẮC HÀ NỘ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w