4. Kết cấu chuyên đề
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng bộ phận thẩm định dự án
3.2.1.1. Công tác quản trị điều hành
của thẩm định DAĐT là công tác quản trị điều hành, do thẩm định DA là quá trình gồm rất nhiều công việc khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau, hồ trợ, bổ sung cho nhau. Quản trị điều hành chính là công việc gắn kết tất cả các yếu tố của quá trình thẩm định để có kết quả thẩm định chất lượng nhất.
Công tác quản trị điều hành phải đáp ứng được cả hai tiêu chí, đó là hiệu quả và an toàn.
Thứ nhất, nên xem xét về việc thành lập chuyên về công tác thẩm định dự án đầu tư và trực thuộc Phòng KHDN. Tổ thẩm định chịu trách nhiệm về việc xem xét điều kiện vay vốn của khách hàng, tính giá trị và tính pháp lý của tài sản thế chấp cầm cố, phân tích tính khả thi và hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của dự án. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm về phần kiểm tra sử dụng vốn vay, thu hồi nợ gốc và lãi theo khế ước đã thoả thuận. Việc phân định rõ phạm vi trách nhiệm của tổ thẩm định và cán bộ tín dụng sẽ tăng cường vai trò thẩm định, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Tuy nhiên, hình thức này cũng dễ dẫn đến sự phân tán trách nhiệm và quyền lợi đối với kết quả cuối cùng, nên BGĐ cần có sự phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng thành viên trong phòng.
Thứ hai, nên phân các CBTĐ phụ trách thẩm định DA theo ngành nghề kinh doanh nhất định vì các DAĐT rất đa dạng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau với những phát sinh không giống nhau. Một CBTĐ không thể am hiểu tất cả các ngành nghề trong khi công tác thẩm định yêu cầu sự am hiểu sâu rộng về lĩnh vực cần thẩm định. Vì vậy, việc tổ chức cho cán bộ đi tìm hiểu, học tập về một số loại ngành nghề là rất cần thiết, nhằm tiến tới chuyên môn hoá công tác thẩm định. Tuy nhiên, giữa các nhóm cũng cần có sự trao đổi, phối hợp với nhau.
Thứ ba, khi phân công việc cho cán bộ thẩm định cũng phải gắn quyền hạn và trách nhiệm trực tiếp của cán bộ đối với kết quả, chất lượng thẩm định. Chi nhánh phải có biện pháp kiểm tra thường xuyên tránh những sai sót và ngăn ngừa những hành vi cố tình làm sai, tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
Thứ tư, phải có chính sách ưu đãi, khen thưởng thoả đáng đối với cán bộ giỏi, có trách nhiệm, hiệu quả công việc cao và kỷ luật những hành vi tiêu cực.