2.2.7.1. Đổ bê tông :
a.Yêu cầu kỹ thuật khi đổ bê tông :
- Đổ bê tông yêu cầu phải đổ liên tục, lớp bê tông đổ sau phải kịp trùm lên trước khi lớp bê tông dưới bắt đầu ngưng kết, tránh hiện tượng sinh khe lạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình .
- Khi bố trí phễu đổ phải chú ý sao cho công san là ít nhất, khoảng cách giữa các phễu thường là 3m .
- Những nơi khó đưa vữa bê tông tới có thể dùng băng truyền, máng chấn động, vòi voi … để đổ bê tông vào khoảnh đổ .
- Không đổ bê tông quá cao từ trên xuống để tránh bê tông bị phân cỡ, khi chiều cao lớn hơn 1.5m phải đổ qua phễu vòi voi , với kết cấu có bố trí cốt thép tương đối dày thì cần giảm chiều cao đổ (thường ≤ 0.6m) , để đổ bê tông các khối cao và hẹp cần bố trí các cửa sổ, đổ đến đâu tiến hành lấp dần tới đó .
- Khi đổ bê tông cần tuân theo chiều nhất định để giảm bớt công san , đổ đến đâu tiến hành san và đầm đến đó.
b.Chọn phương án đổ bê tông với các khoảnh đổ khác nhau :
Trong thi công các công trình thủy lợi thường dùng một số phương pháp đổ sau:
Phương pháp đổ lên đều:
Phương pháp này thường dùng đổ bê tông những công trình khối lớn như : Đập bê tông , trạm bơm lớn, cống đồng bằng…Những công trình có diện tích khoảnh đổ nhỏ hoặc có năng suất và trạm trộn và cường độ vận chuyển lớn .
F= B.L
(B,L:là chiều rộng và chiều dài khoảnh đổ) 1- Lớp bê tông đổ trước
2- lớp bê tông mới đổ
Phương pháp đổ lớp nghiêng :
Phương pháp này dùng để đổ bê tông những
khoảnh đổ có chiều ngang nhỏ ,nhưng chiều dài lớn như bê tông bản đáy , móng ,các đợt bê tông của trụ pin, tường …yêu cầu chiều cao
khoảnh đổ < 1.5m và góc nghiêng của mặt bê tông không được lớn hơn 11o
F =
sin .B H
(H,B,: là chiều cao, chiểu rộng khoảnh đổ và góc nghiêng của lớp bê tông mới đổ )
1- Lớp bê tông đổ trước 2- lớp bê tông mới đổ
Phương pháp đổ bậc thang:
Phương pháp này thường dùng để đổ những khoảnh đổ có diện tích rộng như bê tông bản đáy, bê tông móng …Phương pháp này khống chế được chiều cao khoảnh đổ lớn hơn
Hk h B 1 2
SVTH: Trang 39 GVHD:Nguyễn Anh Tiến
phương pháp đổ nghiêng, tuy nhiên chiều cao khoảnh đổ không lớn hơn 1.5m . Khống chế lớp đổ thường là 3~4 lớp (khoảng 3~4 bậc thang). Chiều rộng của bậc thang phụ thuộc vào chiều dày lớp đổ bê tông (khoảng 1.2~1.8m) .
F = B.l.n
(B,l,n: chiều rộng khoảnh, chiều rộng bậc thang và số bậc thang tính toán n = số lớp đổ +1)
Chú ý:Trong khoảng thòi gian ninh kết ban đầuphải đổ phủ kín các lớp bao quanh để không phát sinh khe lạnh, thường kiểm tra dải ở vị trí bất lợi nhất, nếu an toàn thì các dải khác an toàn .
c. Kiểm tra điều kiện không phát sinh khe lạnh cho khoảnh đổ điển hình :
Vấn đề là phải khống chế chiều cao khoảnh đổ (h) sao cho khe đổ không phát sinh khe lạnh, cũng như đảm bảo điều kiện làm việc của máy đầm. Đối với tràn bê tông chiều cao khoảnh không lớn nên đa phần dùng phương pháp đổ lớp nghiêng, kết hợp với phương pháp đổ lên đều ở một số bộ phận .
Điều kiện để bê tông không phát sinh khe lạnh Ftt F = h T T N k. . 1 2 (2-26) Trong đó :
+k : Là hệ số do đổ bê tông không đều < 1, Chọn K =0.9 +N: Năng xuất thực tế của trạm trộn (m3/h),
+T1: Thời gian ninh kết ban đầu của xi măng (h), phụ thuộc vào loại xi măng và nhiệt độ môi trường tại thời điểm đổ bê tông . T = 90 phút = 1.5h
+T2: Thời gian vận chuyển vữa bê tông từ trạm trộn vào khoảnh đổ . +h : Chiều dày một lớp đổ (m), phụ thuộc vào công cụ đầm .
+[F]: Diện tích khống chế để bê tông không phát sinh khe lạnh (m2) .
+Ftt : Diện tích bề mặt bê tông của khoảnh đổ (m2), phụ thuộc vào phương pháp đổ bê tông .
Phương pháp đổ bê tông lớp nghiêng
F =
sin .B H
Ở đây kiểm tra cho một số khoảnh đổ có diện tích mặt thoáng lớn nhất có thể phát sinh khe lạnh .
Dựa vào bản vẽ phân đợt, phân khoảnh cùng với phụ lục tính toán khối lượng ta chọn ra một số khoảnh đổ điển hình sau , TB2, NT-Đ2, để kiểm tra điều kiện không phát sinh khe lạnh. H k h B 1 2
SVTH: Trang 40 GVHD:Nguyễn Anh Tiến
Thay các đại lượng trên vào công thức (2-26) ta tính được.
0,9.19,5.(1,5 0, 44) 2 F 62(m ) 0, 30 + Khoảnh đổ: TB2 có kích thước D.R.C=17.2.2,5 Đổ lên đều. 2 tt F B.L 17.2 34(m )[F] Vậy đổ khoảnh đổ TB2 theo phương pháp lên đều. + Khoảnh đổ: NT-Đ2 có kích thước D.R.C=17.10.1,2 Đổ lên đều. 2 tt F B.L17.10 170(m ) [F] Đổ theo lớp nghiêng. 2 tt 1 1 F B. 10. 54, 4(m ) [F] sin sin11
Vậy ta đổ khoảnh đổ NT-Đ2 theo phương pháp lớp nghiêng.
2.2.7.2. San bê tông :
- Nguyên tắc san bê tông :
+ Đổ bê tông đến đâu tiến hành san đến đó, không làm bê tông bị phân cỡ phân tầng + Không được san bê tông ra diện tích quá lớn.
+ Khi thấy bê tông có hiện tượng phân cỡ thì phải xúc nơi nhiều cốt liệu thô đổ vào nơi có nhiều vữa và không được làm ngược lại
+ Khi dùng đầm để san chú ý không cắm thẳng đầm vào giữa đống vữa bê tông mà nên cắm nghiêng bên cạnh .
- Chọn phương pháp san bê tông :
Để san bê tông có thể dùng phương pháp cơ giới hoặc phương pháp thủ công. Theo điều kiện thi công của công trình đề nghị dùng phương pháp san thủ công . Khi dùng đầm chày để đầm bê tông thì lớp vữa cần san nên bằng 0.8~1.25 chiều dày của chày đầm, thông thường với máy đầm chày cầm tay độ dày lớp vữa có thể đầm khoảng 30~40 cm
2.2.7.3. Đầm bê tông :
- Nguyên tắc đầm bê tông :
San bê tông đến đâu thì đầm tới đó , đầm chỗ thấp trước , cao sau , mặt bằng bê tông phải được san phẳng trước khi đầm .
- Mục đích đầm bê tông :
Việc đầm bê tông nhằm mục đích đẩy nước thừa ra khỏi khối bê tông làm cho khối bê tông đặc chắc .Khi đầm lớp nước và xi măng trào lên bề mặt khối đổ và mặt tiếp giáp với ván khuôn tạo thành lớp vỏ bọc cho khối bê tông , tránh sự xâm thực của môi trường bên ngoài
- Dụng cụ đầm bê tông :
Để đầm bê tông có thể đầm thủ công hoặc dùng các loại máy đầm như đầm chày, đầm mặt, đầm ngoài ván khuôn, bàn rung …Với những khoảnh đổ bê tông lót chúng ta dùng đầm bàn , riêng với các khoảnh đổ trong các kết cấu có bê tông cốt thép thì chúng ta dùng đầm chày để đầm.
SVTH: Trang 41 GVHD:Nguyễn Anh Tiến
- Chọn loại máy đầm :
Đối với những khoảnh đổ bê tông lót dùng đầm bàn ( đầm mặt ). Theo bảng 20-, trang 95, giáo trình thi công tập II, tra được loại đầm U7 có các thông số sau :
+ Số lần chấn động : 2840 vòng /phút.
+ Mô men động của bánh xe lệch tâm : 4000 kg.cm + Năng xuất : 8 ÷ 10 m3/h.
+ Công xuất động cơ : 0.4 KW. + Tổng khối lượng : 45 kg.
Riêng các khoảnh đổ trong các kết cấu có bê tông cốt thép thì chúng ta dùng đầm chày để đầm , cũng tra bảng 20-1 chọn được loại đầm chày trục mềm (đầm chày điện) B-50 có các thông số sau:
+ Số vòng quay động cơ :2850 vòng /phút. + Đường kính ngoài của chày đầm : 50mm. + Chiều dài chày : 500mm.
+ Số lần chấn động : 6000 lần/phút. + Công xuất động cơ : 1.5 KW. + Điện thế : 220 ÷ 380 Vol . + Chiều dài trục mềm : 3300mm. + Bán kính tác dụng : 40 cm. + Năng suất : 4m3/h. + Tổng khối lượng : 48 ÷ 60 kg. b. Tính số máy đầm :
Số lượng máy đầm tính theo công thức : Nđ = đ tt N N Trong đó : + NTT : Năng xuất trạm trộn , NTT = 20.16m3/h. + Nđ : Năng xuất máy đầm .
- Tính toán năng xuất máy đầm
Năng suất của đầm bê tông có thể tính theo công thức : Nđ = 2 1 2 . . . 2 t t d r KB Trong đó:
+ Nđ : Năng suất của máy đầm .
+ KB : Hệ số sử dụng thời gian ,KB = 0.9 + d : Chiều dày lớp bê tông được đầm,
+ t1 : Thời gian cần đầm một chỗ , tra bảng chọn t1 = 30s + t2 : Thời gian di chuyển đầm , t2 = 20s.
+ r : Bán kính tác dụng của đầm theo chiều ngang .
Nđ = 50 4 . 0 4 . 0 9 . 0 2 2 = 8.3 m3/h - Tính số lượng máy đầm : Số lượng đầm bàn :
SVTH: Trang 42 GVHD:Nguyễn Anh Tiến nđ = 8 16 . 20 = 2.52 Chọn 3 đầm bàn và 1 máy dự trữ Số lượng đầm chày : nđ = 4 16 . 20 = 5.04 Chọn 6 đầm chày và 2 máy dự trữ
2.2.7.4. Dưỡng hộ bê tông :
Việc dưỡng hộ bê tông nhằm chống mất nước và bổ sung nước cho bê tông, giúp sự thủy hóa của xi măng diễn ra thuận lợi và hoàn toàn, từ đó đảm bảo chất lượng của bê tông, phòng được nứt bề mặt do bị thấm nước và nâng cao tính chống thấm, chống xâm thực của bê tông .
Nhiệm vụ của công tác dưỡng hộ là sau khi hoàn thành đổ bê tông cần đảm bảo cho mặt bê tông có đủ độ ẩm và độ nóng thích hợp, do đó cần thực hiện các biện pháp sau : + Đối với mặt bê tông nằm ngang thường dùng mùn cưa, cát ướt, bao tải thấm nước phủ lên trên hoặc đổ trữ nước trên mặt bê tông .
+ Đối với mặt bê tông đứng dùng phương pháp tưới, phun nước nhân tạo .
Thời gian cần dưỡng hộ bê tông phụ thuộc vào tính chất xi măng và điều kiện khí hậu thời tiết của khu vực xây dựng , khi cần bê tông đạt cường độ sớm có thể dùng nước nóng để dưỡng hộ bê tông. Thời gian dưỡng hộ bê tông thường 14÷21 ngày .