- Độ võng tĩnh của hệ thống treo (m) g Gia tốc trọng trường g=9,81( m/s 2 ).
3.1.2. Xây dựng đường đặc tính của giảm chấn
Trong các giảm chấn hiện đại lực cản của giảm chấn trong hành trình trả lớn hơn lực cản của giảm chấn trong hành trình nén.
Lực cản của giảm chấn được tính như sau:
P = K.
m g V
Trong đó: P (N): Lực cản của giảm chấn.
K (N.s/m): Hệ số cản của giảm chấn.
Vg (m/s): Vận tốc dịch chuyển tương đối giữa piston và xilanh giảm chấn.
m: Số mũ, giá trị của m tùy thuộc vào giá trị của V.
Trong vùng vận tốc hiện nay của Vg (Vg = (0,2 ÷ 0,3 )m/s), thì m = 1÷2. Trong tính toán ta lấy m = 1.
Ta có: 2 n tr K K K = + và tr n K K =2,5÷ 3,0 Chọn Ktr/Kn=3. Suy ra: Ktr = 4315,5(Ns/m). Kn = 1438,5(Ns/m).
Đường đặc tính của bộ giảm chấn là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực tác dụng lên piston của bộ giảm chấn và tốc độ chuyển dịch tương đối của piston so với xi lanh của nó.
Đồ thị biểu diễn đường đặc tính của bộ giảm chấn thủy lực dạng tuyến tính không đối xứng, nghĩa là hệ số cản khác nhau ở hành trình nén và trả.
K n , Ktr tính chọn theo điều kiện êm dịu.
Đường đặc tính của giảm chấn gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn làm việc bình thường với vận tốc nhỏ: Vn1 và Vtr1 (Vn1= Vtr1 = 0,25 m/s là vận tốc của piston giảm chấn khi van giảm tải bắt đầu làm việc). Trong giai đoạn này hệ số cản của giảm chấn là Kn1 và Ktr1 ( Kn1 = Kn, Ktr1 = Ktr). Lực cản tối đa ở các giai đoạn này được tính như sau:
Hành trình nén: Pn1 = Kn1.Vn1 =1438,5.0,25 = 359,6(N) Hành trình trả: Ptr1 = Ktr1.Vtr1 =4315,5.0,25 = 1078,9(N)
Giai đoạn làm việc ở chế độ giảm tải tốc độ lớn hơn Vn2 và Vtr2, lúc này các van giảm tải mở và hệ số cản của giảm chấn giảm xuống Kn2 và Ktr2. Khi tính toán có thể lấy:
Kn2 = 0,5.Kn1 = 0,5.1438,5 = 719,3(Ns/m) Ktr2 = 0,5.Ktr1 = 0,5.4315,5 = 2157,8(Ns/m)
Vận tốc làm việc tối đa của giảm chấn thường không vượt quá 0,6 m/s (khi van giảm tải mở hoàn toàn). Lực cản tối đa ở các hành trình được tính như sau:
Hành trình nén:
Pn2 = Pn1 + Kn2(Vn2-Vn1) = 359,6 + 719,3.(0,5-0,25) =534,4(N) Hành trình trả:
Ptr2 = Ptr1 + Ktr2(Vtr2-Vtr1) = 1578,4 + 2157,8.(0,5-0,25) = 2117,9(N)
Từ các kết quả tính toán trên ta xây dựng được đường đặc tính của giảm chấn này như sau:
Hình 3-1: Đường đặc tính của giảm chấn