+ Xả khí, nâng cao trục xe lên sau đó tháo các bánh xe ra.
+ Tháo thanh ổn định,tháo van cân bằng ra, tháo giảm chấn, tháo màng ngăn ra, tháo thanh xoắn, tháo các trục, tháo thanh cân bằng và tháo các bộ phận lắp ở trục sau ra.
Sau đó kiểm tra tất cả các chi tiết của hệ thống treo khí trước và sau. Tiến hành sửa chữa và thay thế (nếu cần) và chuyển sang bước lắp ráp lại.
b. Lắp ráp
- Hệ thống treo khí trước:
+ Lắp trục trước đến vị trí yêu cầu bằng cách sử dụng kích nâng trong gara hoặc thiết bị tương tự và lắp thanh xoắn cùng các trục.
+ Lắp màng ngăn, vặn chặt các bu long, lắp các van cân bằng, lắp các bộ phận liên kết, lắp ống dẫn khí, lắp giảm chấn, lắp các bánh xe. Điều chỉnh chiều cao xe và kiểm tra xem không khí có bị rò rỉ không .
- Hệ thống treo khí sau.
+ Làm sạch các bộ phận của hệ thống treo sau, lắp các van cân bằng và lắp thanh xoắn.
+ Thắt chặt các bulông ổn định và lắp bánh xe, sau đó kiểm tra sự rò rỉ của không khí.
Lưu ý : Khi nâng hoặc hạ xe xuống cần giữ khoảng sáng cho thích hợp nếu không sẽ gây hư hỏng xe hoặc làm nhân viên bảo dưỡng sửa chữa bị thương.
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN LỰA CHỌN GIẢM CHẤN CHO HỆ THỐNG TREOTRƯỚC TRƯỚC
3.1. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CẢN VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH CỦA GIẢMCHẤN CHẤN
3.1.1. Xác định hệ số cản của giảm chấn
Hệ số cản K của giảm chấn được tính từ hệ số cản dao động của hệ thống treo đặc trưng quá trình dập tắt chấn động trong hệ thống treo. Cũng là một giảm chấn nhưng có thể có các hệ số K khác nhau nếu sử dụng với các hệ thống treo khác nhau.
Do đó để đánh giá sự dập tắt chấn động người ta rút ra trong lý thuyết ôtô hệ số dập tắt chấn động: M C Ktr . . 2 = ψ
Trong đó: C - Độ cứng của hệ thống treo ở cầu sau
bx t Z C f = ( N/m).
M - Khối lượng được treo trên một bánh xe M=
bx
G g
(kg).
Gbx - Phần trọng lượng được treo tính trên một bánh xe (giả sử khối lượng được treo trên một bánh Gbx=19914(N).
t
f
- Độ võng tĩnh của hệ thống treo (m). g - Gia tốc trọng trường g=9,81(m/s2).