- Điều khiển truyền dữ liệu
2.2.3 Đặc tính cơ mạch vòng hở của hệ truyền động PWM-D
Trong trạng thái ổn định, điện áp mà động cơ điện phải chịu trong hệ thống điều chế độ rộng xung vẫn là điện áp xung, vì vậy mặc dù có sự san bằng sóng của điện cảm cao tần,dòng điện và tốc độ quay của động cơ vẫn là mạch xung. Tuy là ổn định, nhưng chỉ là ở trạng thái momen điện từ trung bình của động cơ và momen phụ tải cân bằng nhau, trên thực tế dòng điện mạch rôto biến đổi theo chu kỳ, nên chỉ gọi là “ trạng thái ổn định chuẩn” (trạng thái xác lập). Đặc tính cơ của hệ thống điều tốc xung rộng ở trạng thái chuẩn là quan hệ giữa tốc độ quay trung bình và momen (dòng điện) trung bình.
Phân tích trên đã chỉ ra rằng bất kể mạch điện PWM không đảo chiều có hệ có hệ thống điều khiển dòng điện, hay mạch điện PWM đảo chiều kiểu điot hoặc một cực thì độ thị điện áp, dòng điện ở trạng thái chuẩn đều là như nhau. Bởi vì trong mạch điện có lối thông của dòng điện đổi chiều, khi cùng một chiều quay dòng điện có thể âm, có thể dương, dù tải nặng hay nhẹ, đồ thị dòng điện đều liên tục, điều này làm quan hệ đặc tính cơ trở nên đơn giản hơn nhiều.
Đối với mạch điện đảo chiều kiểu điot, chỉ có điện áp nguồn trong phương trình thứ hai đổi thành –Us, còn lại giữ nguyên.
Us = Rid + Ldid
dt + E(0 ≤ t < ton) (2.6) -Us= Rid + Ldid
Bất kể trong trường hợp nào trên đây, điện áp trung bình ở hai đầu mạch roto trong một chu kỳ đều là Ud = ρ.Us ( chỉ khác là giá trị của ρ và quan hệ giữa ton và T là khác nhau, được biểu thị trong các biểu thức (2.1) và (2.5)), điện áp trung bình được biểu thị bằng Id, mômen điện từ trung bình bằng Tcav = Cm.Id , còn giá trị điện áp trung bình ở hai đầu điện cảm mạch roto Ldid