6. Bố cục khóa luận
1.2.3. So sánh lực lượng Trung-Nhật sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản: Nếu như trước Chiến tranh Lạnh, Nhật vươn lên thành cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhiều mặt trên thế giới (mậu dịch, đầu tư nước ngoài, ODA viện trợ và vốn vay ưu đãi cho các nước đi sau) thì từ đầu thập niên 1990, kinh tế Nhật suy thoái, trì trệ hơn 10 năm. Tuy nhiên, về mặt đối ngoại, nhất là đối với khu vực Đông Nam Á, Nhật vẫn giữ vai trò quan trọng và có chiến lược củng cố vai trò đó. Từ năm 2003 kinh tế hồi phục càng làm cho Nhật tự tin hơn trong chiến lược đối ngoại. Đặc biệt cũng từ năm 2003 Nhật tích cực vận động để được trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tăng cường về vị trí chính trị trên trường quốc tế.
Trung Quốc: Trong giai đoạn kinh tế Nhật suy sụp cũng là lúc Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ. Suốt hơn 20 năm cải cách, mở của, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình mỗi năm 10%. Bước qua thế kỷ XIX, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO (2001), các chỉ tiêu kinh tế chính như tổng sản phẩm trong nước (GDP), kim ngạch xuất khẩu, v.v. cho thấy Trung Quốc ngày càng tiến vào hàng ngũ những nước lớn. Trong thời kỳ Giang Trạch Dân cầm
quyền (1992-2002), ý thức nước lớn và quyết tâm thực hiện chiến lược “Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa” được giương cao. Trước sự cảnh giác của nhiều nước ASEAN, Trung Quốc đưa ra khái niệm “trỗi dậy hòa bình” và sau này là “phát triển hòa bình” để nhấn mạnh là Trung Quốc sẽ vươn lên thành
nước lớn nhưng bằng các biện pháp hoà bình như mở rộng ngoại thương, tận dụng tư bản và công nghệ thế giới [3;5].
Tóm lại, có thể nói từ giữa thập niên 1990, Nhật Bản từ một cường quốc kinh tế muốn vươn lên thành một cường quốc nhiều mặt, kể cả chính trị. Còn Trung Quốc từ một nước có tiếng nói mạnh trên chính truờng quốc tế đã vươn lên thành một nước lớn về kinh tế. Trong lịch sử Á châu, đây là lần đầu tiên cả Nhật Bản và Trung Quốc đều là các cường quốc mạnh và đang tranh nhau củng cố vai trò của mình tại khu vực Châu Á nói chung và tranh giành tầm ảnh hưởng với khu vực Đông Nam Á nói riêng.