trong và bên ngoài của Agribank Sài Gòn:
5.2.1. Huy động vốn
Huy động vốn trong những năm qua có tăng lên, năm gần đây huy động vốn giảm xuống so với năm trước 2.095 tỷđồng, tương đương giảm 24,4%. Một điểm đáng lưu ý ở đây là nguồn vốn không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng nguồn vốn ở các năm và có xu hướng tăng dần, đây là điều không tốt đối với ngân hàng trong việc chủđộng sử
dụng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư của ngân hàng. Nguyên nhân khách quan do các tổ
chức rút tiền ra để đầu tư vào vàng hoặc đem gửi các NHTM khác có lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó yếu tố chủ quan của ngân hàng là cán bộ làm công tác nguồn vốn chưa thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng và chưa làm tốt công tác tìm khách hàng mới.
Bảng 5.1: Huy động vốn phân theo thời hạn Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn 7.065,6 11.936.6 8.571,7 6.499 Tiền gửi không kỳ hạn 3.403,8 6.286,8 4.555,5 3.645 Tỷ lệ % trên tổng nguồn vốn 48,2 52,6 53 56 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.474,6 1.924,4 1.475,5 1.917 Tỷ lệ % trên tổng nguồn vốn 20,8 16,1 17,2 29 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 2.187,6 3.725,4 1.889,4 915 Tỷ lệ % trên tổng nguồn vốn 31 31,3 22 14
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Sài gòn
Xét về cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế trong những năm gần đây tỷ
lệ này có xu hướng giảm và tiền gửi dân cư cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Thông thường ở các nước nguồn vốn này thường là nguồn vốn ổn định lâu dài và là điểm tốt cho ngân hàng chủđộng trong việc sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên, nếu ngân hàng có các dịch vụ sản phẩm tốt thì việc bán chéo các sản phẩm sẽ tận dụng
được các nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế. Theo số liệu thống kê đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn qua các năm.
Bảng 5.2: Huy động vốn phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn 7.065,6 11.936,6 8.571,7 6.499 Tiền gửi dân cư 1.447,5 2.050,5 1.1168 1.027
Tỷ lệ % trên tổng nguồn vốn 20,5 17,2 13,6 15,8 Tiền gửi của các TCKT 5.450,5 9.630,5 7.327 4.896 Tỷ lệ % trên tổng nguồn vốn 76,2 80,7 85,5 75,3 Tiền gửi của các TCTD 557,6 255,6 77 598 Tỷ lệ % trên tổng nguồn vốn 3,6 2,1 0,9 9,2
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Sài gòn
5.2.2. Dư nợ cho vay Bảng 5.3: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 3.428,2 5.801,2 4.759 4.320 Ngắn hạn 1.793,1 4.047 2.878,6 2.233 Tỷ trọng % trên tổng dư nợ 52,3 69,8 60,5 52 Trung và dài hạn 1.635,1 1.754,2 1.880,4 2.087 Tỷ trọng % trên tổng dư nợ 47,7 30,2 39,5 48
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Sài gòn
Dư nợ tín dụng tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên những năm gần đây dư nợ
giảm do tình hình kinh tế thế giới giảm sút ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Mặt khác trong năm 2008 và 2009 tốc độ lạm phát có tăng lên, do đó Chính phủ thực hiện chích sách thắt chặt tiền tệ nên mức dư nợ tín dụng giảm cũng là tình hình chung của thị
trường. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu dư nợ qua các năm cho thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, điều này đòi hỏi công tác quản trị phải tốt để thực
hiện được mục tiêu sử dụng vốn hiệu quả và có nhiều khoản vay cho hiệu quả kinh tế
cao.
Xét về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế tại Agribank Sài gòn cho thấy dư nợ
của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn qua các năm trên 72% trong tổng dư nợ. Điều này, đòi hỏi công tác giám sát xét duyệt các khoản vay cũng phải luôn đúng quy trình và lấy hiệu quả kinh tế hàng đầu. Nhìn chung kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện tốt theo kế hoạch và thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch đối tượng dư nợ theo hướng đa dạng hóa ngành, thành phần kinh tế.
Bảng 5.4: Dư nợ tín dụng phân theo thành phần Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 3.428,2 5.801,2 4.759 4.320 Doanh nghiệp nhà nước 956,7 873,5 1.212,4 728
Tỷ trọng % trên tổng dư nợ 27,9 15 25,5 16,9 Doanh nghiệp ngoài QD 2.471,5 4.927,7 3.545,6 3.592 Tỷ trọng % trên tổng dư nợ 72,1 85 74,5 83,1
Nợ xấu 72,8 58,3 180,6 40 Tỷ lệ nợ xấu 1,2 1 3,8 0.9
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Sài gòn
5.2.3. Sản phẩm dịch vụ
Trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp, Agribank Sài gòn cũng đã nhận thức một cách sâu sắc cần phải phát triển và ứng dụng nhiều các sản phẩm, dịch vụ để
thực hiện kinh doanh. Nhưng cho đến nay việc triển khai các sản phẩm mới chưa nhiều và chưa nhắm tới việc cung cấp các sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng cụ thể.
5.2.4. Chất lượng tín dụng
Agribank Sài gòn luôn quan tâm đến vấn đề chất lượng tín dụng và an toàn vốn,
điều này được chứng minh qua việc tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức cho an toàn của luật
định. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn này chủ yếu tập trung ở nhóm khách hàng có quy mô nhỏ, do đó trong chiến lược kinh doanh tới ngân hàng cần phải chú trọng đến nhóm khách hàng là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có thương hiệu trên thị trường.
5.2.5. Về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
Trong chiến lược phát triển công nghệ của mình, Agribank Sài gòn luôn chú trọng
đền việc trang bị và ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý, cung cấp sản phẩm, cụ thể
mới đây ngân hàng đã tiếp nhận và quản lý trực tiếp 3 máy ATM cho các phòng giao dịch. Trang bị mới 1 máy chủ tại Hội sở, 2 máy tính xách tay, 47 bộ máy trạm, 4 UPS và 6 Switch. Trang bị mới 2 router do trụ sở chính cung cấp. Ngoài ra đã triển khai thực hiện các giao dịch trực tuyến qua điện thoại, internet.
5.2.6. Về hoạt động dịch vụ và Marketing
- Về phát triển dịch vụ thẻ: Dịch vụ thẻđược chi nhánh triển khai một cách nhanh chóng, Agribank Sài gòn đã triển khai kịp thời dịch vụ mobilebanking của trung ương.
- Công tác thông tin, tuyên truyền: Agribank Sài gòn đã nâng tần suất quảng cáo thương hiệu và sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh đảm bảo liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra Agribank Sài gòn đã mở rộng các hình thức tài trợ với nhiều hoạt động mang tính xã hội nhằm quảng bá các sản phẩm dịch vụ và thương hiệu của ngành và của Agribank Sài gòn.
5.2.7. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Công tác tự kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ được các bộ phận chấp hành nghiêm túc, do đó đã góp phần ngăn ngừa các sai phạm.
Chi nhánh đã tích cực chấn chỉnh và chỉnh sửa những sai sót tồn tại theo kiến nghị
5.2.8. Đào tạo nguồn nhân sự
Nhân sự là yếu tố quyết định làm nên sự thành bại của doanh nghiệp, trong thời gian qua Agribank Sài gòn không ngừng tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức của mình. Tính đến nay số cán bộ có trình độ thạc sĩ của dooanh nghiệp chiến 5,8%, cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học chiếm tỷ trọng 67,4% và cao trung sơ
cấp chiếm tỷ trọng 10,8%. Nhìn chung với đội ngũ nhân sự về cơ bản tiếp cận được các sản phẩm hiện hữu. Tuy nhiên, để có thể thích nghi với môi trường cạnh tranh mới, cung cấp các sản phẩm đa dạng và tham gia các kỹ thuật mới trong cung cấp sản phẩm thì đồi hỏi cán bộ, nhân viện phải có nghiệp vụ tinh thông và các kỹ năng mềm.