Phương pháp Event Study

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 28)

- Để phân tích tác động của thông báo cổ tức lên giá cổ phiếu của các công ty

trên sàn chứng khoán thực hiện theo các bước của phương pháp Event Study

 Tìm ra những ngày công bố cổ tức tiền mặt của các công ty từ năm

2007 đến 2012 của 103 công ty trong ngành công nghiệp và 32 công ty trong ngành tiêu dùng.

 Thời gian quan sát là 20 ngày trước và 20 ngày sau ngày công bố cổ

tức, tức là 41 ngày quan sát

 Lợi nhuận mong đợi được tính như mô hình thị trường hàng ngày đã

điều chỉnh theo giá đóng cửa

 Lợi nhuận bất thường cộng gộp được tính với sự giúp đỡ của lợi

nhuận bất thường trung bình để xem xét phản ứng trong suốt giai đoạn xem xét

 Kiểm định t được tính cho toàn bộ mẫu bằng cách sử dụng phương

sai chuẩn của lợi nhuận bất thường trung bình.

- Để ước lượng giá cổ phiếu trong ngày công bố cổ tức, lợi nhuận(Rit) là lợi

nhuận trong thời gian t của chứng khoán i, được tính (Pit – Pit-1)/Pit-1, với Pit là giá đóng cửa của cổ phiếu i vào ngày t, Pit-1 là giá đóng cửa của cổ phiếu i ngày t-1

Rit = (Pit – Pit-1)/Pit-1

- Tương tự, lợi nhuận thị trường trên chỉ số thị trường cũng sử dụng công thức

sau:

- Sau đó, lợi nhuận bất thường cũng được tính trong khung quan sát theo công thức:

ARit = Rit –E (Ri,t) , t=(-20,-19……20)

- Lợi nhuận mong đợi được tính theo công thứ Rit. Tham số mô hình thị trường

được ước lượng trước event window. Nghiên cứu này sử dụng sử dụng estimation window của 150 ngày ( Kapoor 2009)

Trong đó E(Rit) = a + bi Rm,t+ei,t

- Rm,t là lợi nhuận của danh mục thị trường của ngày t, ei,t là e là sai số, ai và bi

là tham số mô hình thị trường

- Lợi nhuận bất thường có thể âm hoặc dương bởi vì phản ứng của các nhà đầu

tư đối với sự xuất hiện của sự kiện, nên số lượng hàm hồi quy được áp dụng sẽ bằng với số ngày công bố cổ tức

- Lợi nhuận bất thường sau đó là trung bình của mẫu các công ty

AARs =Avg(ARt) = (1/N) ARit N là số lượng quan sát trong mẫu

- Do đó lợi nhuận bất thường được tính trung bình bằng cách chia nó cho số

ngày để tìm ra lợi nhuận bất thường trung bình hàng ngày. Quy trình này được lặp lại cho tất cả ngày và cuối cùng là lợi nhuận bất thường công gộp trung bình. Đây là chỉ số đolường tiếp theo (CAR). Nó đo lường tổng lợi nhuận của nhà đầu tư trong suốt giai đoạn bắt đầu từ khi công bố cổ tức đến sau ngày

công bố cổ tức. Lợi nhuận bất thường cộng gộp từ ngày t1 đến t2 , CARt

CAARt = ∑ Avg (ARt) với t = t1 to t2

- CAAR có thể âm hoặc dương. Nếu CAAR là âm trong giai đoạn sau khi có

công bố cổ tức, điều này cho thấy thông báo cổ tức không hàm chứa thông tin về lợi nhuận và dòng tiền trong tương lai của công ty. CAAR dương cho thấy phân phối của cổ tức tăng giá trị của cổ phiếu bằng cách truyền tải thông tin tốt đến thị trường. Nghiên cứu sử dụng event window là 41, giai đoạn từ -20 đến +20, ngày công bố cổ tức là 0. Để xem xét lợi nhuận bất thường có ý nghĩa hay

không, kiểm định t được sử dụng để kiểm định lợi nhuận bất thưởng trong mỗi ngày của khung sự kiện.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)