Phân loại tài sản cố định:

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề kế toán tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại PPL (Trang 77)

Tài sản cố định có nhiều loại, nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý rất khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, cần thiết phải phân loại TSCĐ.

 Theo hình thái biểu hiện: Tài sản cố định được phân thành tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình.

thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình.

• Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD cung cấp dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định.

• Theo quyền sở hữu, tài sản cố định được phân thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài

• TSCĐ tự có là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay, bằng nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh…

• TSCĐ đi thuê: bao gồm TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính:

• TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn được cấp

• TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vố tự bổ sung của đơn vị (quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi…)

• TSCĐ nhận góp vốn liên doanh bằng hiện vật

• TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay Theo công dụng và tình hình sử dụng

• TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh

• TSCĐ phúc lợi

• TSCĐ chờ xử lý

• TSCĐ bảo quản hộ, cất giữ hộ Nhà nước

Đánh giá TSCĐ: là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ được

đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. TSCĐ được tính theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

Đối với TSCĐ hữu hình, nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sãn sàng sử dụng

Đối với TSCĐ vô hình, nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính

KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Nhóm tài sản cố định Khung thời gian

sử dụng tối thiểu

Thời gian sử dụng tối đa

Máy cắt bao bì 25 30

Máy thay thế dầu 10 15

Máy dập khuôn 30 35

3.1.3. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ tại công ty:

- Tại bộ phận liên quan: lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ về tài sản cố định như: hóa đơn, hồ sơ, chứng từ, biên bản giao nhận, biên bản đánh giá…

- Tại bộ phận kế toán: kiểm tra và ký chứng từ kế toán, vào sổ kế toán liên quan

- Bộ phận sử dụng tài sản: ký biên bản giao nhận, biên bản thanh lý, biên bản kiểm kê, ghi sổ kế toán, lưu chứng từ.

- Bộ phận kế toán nguồn vốn nhận chúng từ và tiến hành ghi sổ kế toán nguồn vốn liên quan theo nguồn hình thành

- Bộ phận kế toán liên quan (kế toán vốn bằng tiền, kê toán thanh toán…) nhận chứng từ liên quan.

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán theo quy định Trình tự kiểm tra chứng từ

- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh - Kiểm tra tính chính xác của thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào nhật ký chung theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, định kỳ từ nhật ký chung để vào sổ cái của các tài khoản liên quan. Từ sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, lập báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề kế toán tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại PPL (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w