- Về việc quy định tiêu chuẩn kinh nghiệm của nhà thầu: Trước đây, trong các Hồ sơ mời thầu thường quy định số năm kinh nghiệm của các nhà thầu tối thiểu
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY
2.3.2. Đơn giản hóa các thủ tục đấu thầu.
Thứ nhất, các bước trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu cần được xem xét để lược bỏ, rút ngắn hơn.
Cụ thể, về thẩm định trong đấu thầu, khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 quy định, thẩm định đấu thầu là việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu (HSMT) và kết quả lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở cho người có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư xem xét, quyết định theo quy định của luật này. Trong đó, việc thẩm định hồ sơ yêu cầu (HSYC), thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện, mua sắm trực tiếp, lựa chọn tư vấn cá nhân cũng phải tuân thủ quy định về thẩm định nêu trên.
Thực tế, đối với các gói thầu có giá trị nhỏ thì việc thẩm định HSMT, HSYC và kết quả lựa chọn nhà thầu trong nhiều trường hợp là không cần thiết. Do đó, đối với các gói thầu quy mô nhỏ cần quy trình đơn giản hơn. Theo đó, quy định
cần được mở theo hướng căn cứ vào tắnh chất, yêu cầu của gói thầu, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc thẩm định trong đấu thầu với các gói thầu này.
Bên cạnh đó, cần lược bỏ thủ tục phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu. Khoản 4 Điều 61 Luật Đấu thầu quy định, chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu. Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương kết hợp với tổng hợp ý kiến trong quá trình rà soát sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu thì đối với các gói thầu có quy mô nhỏ, việc áp dụng thủ tục phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu là không cần thiết, dẫn đến kéo dài thời gian trong đấu thầu. Vì vậy, cần nghiên cứu theo hướng đề xuất bỏ thủ tục phê duyệt danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật và danh sách xếp hạng nhà thầu trong quy trình đấu thầu đối với các gói thầu quy mô nhỏ.
Tiếp đến là rút ngắn thời gian trong đấu thầu. Thời gian trong đấu thầu được quy định tại Điều 31 Luật Đấu thầu và Điều 8 Nghị định 85/2009/NĐ-CP. Đây là quy định chung đối với tất cả các gói thầu, không phân biệt hạn mức, quy mô cũng như tắnh chất, yêu cầu của gói thầu. Theo phản ánh của các doanh nghiệp, địa phương cũng như kết hợp với tổng hợp ý kiến từ quá trình rà soát sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu thì nhiều đơn vị đề nghị, đối với các gói thầu quy mô nhỏ cần được rút ngắn hơn thời gian trong đấu thầu.
Thứ hai, thực tế đang ngày càng đòi hỏi những phương thức đấu thầu mới mang tắnh cải cách, mới mẻ. Hướng đi mới trong đòi hỏi này chắnh là tăng cường áp dụng đấu thầu qua mạng. Đấu thầu qua mạng là phương thức mới, phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay. Đấu thầu truyền thống hiện nay còn mang tắnh Ộthủ côngỢ và có nhiều thủ tục mà bên mời thầu, chủ đầu tư phải thực hiện, dẫn đến kéo dài thời gian trong đấu thầu. Đấu thầu qua mạng thì ngược lại, đó là ưu thế của thời đại công nghệ thông tin, có nhiều ưu điểm vượt trội. Hệ thống đấu thầu điện tử có thể tự động hóa các quy trình đấu thầu bắt buộc, do đó cả bên mời thầu và nhà thầu không thể can thiệp hay làm thay đổi được các quy trình đấu thầu trực tuyến, mọi thông tin, dữ liệu về hoạt động đấu thầu được thu thập tự động. Đặc biệt, đối với các chủ đầu tư nghiêm túc, muốn chọn nhà thầu đem lại hiệu quả kinh tế thật sự cho gói thầu thì càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Và đấu thầu qua mạng được coi là một lựa chọn hữu dụng trong trường hợp này.
Khi mà đấu thầu qua mạng đang phát triển, đòi hỏi có sự đồng bộ giữa các Bộ, ngành, điều kiện năng lực, cơ sở hạ tầng của chủ đầu tư thì song song với việc thúc đẩy áp dụng hình thức này là việc cần thiết phải tập trung áp dụng một hình thức lựa chọn nhà thầu mang tắnh cạnh tranh, hiệu quả nhất.
Tiếp tục mẫu hóa các tài liệu đấu thầu. Trong năm 2010 và 2011, Bộ KH&ĐT đã có 16 Thông tư ban hành mẫu tài liệu đấu thầu như mẫu hồ sơ mời sơ tuyển đối với thầu xây lắp; mẫu HSMT, mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu...