Giải pháp nhằm hạn chế và hoàn thiện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. thực tiễn tại huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 53)

93 Báo cáo tổng kết của Công an huyện Lấp Vò về việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng ở các năm 2011, năm 2012, năm 2013 và từ đầu năm 2014 đến ngày 30.06 2014.

3.2 Giải pháp nhằm hạn chế và hoàn thiện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

giáo dưỡng

3.2.1 Giải pháp nhằm hạn chế người chưa thành niên vi phạm pháp luật

Trên cơ sở thực trạng người chưa thành niên bị áp dụng đưa vào trường giáo dưỡng, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong thời gian tới.

a) Từ phía người chưa thành niên

Người chưa thành niên ngoài giờ học ở trường còn phải tham gia các hoạt động xã hội giúp các cán bộ địa phương tuyên truyền pháp luật, tham ga các hoạt động về nguồn, các phong trào lành mạnh có ích cho xã hội, thường xuyên cập nhật các tin tức, kênh pháp luật học hỏi có ý thức tuân thủ pháp luật hoặc chấp hành nghiêm pháp luật.

Bên cạnh đó người chưa thành niên phải nhận biết những ưu nhược điểm của chính bản thân mình để khắc phục sửa chữa những sai lầm.

b) Từ phía gia đình

Gia đình cần phải lựa chọn phương pháp giáo dục con em đúng đắn, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mỗi gia đình, đúng mực không được lạm dụng trẻ, mọi người trong gia đình phải sống hòa thuận, mẫu mực thương yêu, giúp đỡ nhau, phải là tấm

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc -53

gương sáng cho các em noi theo về đạo đức, học tập, lao động và trong cuộc sống. Tạo ra được môi trường sống lành mạnh để tạo cho trẻ có được môi trường sống tốt.

Các bậc cha mẹ phải nắm được đặc điểm tâm lý, tộn trọng nhân cách của các em, từ đó có phương pháp giáo dục phù hợp, cha mẹ thường xuyên giáo dục, rèn luyện con cái có nhận thức và kỹ năng sống trong môi trường xã hội.

Sau khi các em từ giáo dục xã, phường, thị trấn trở về gia đình là nơi gắn bó thân thiết nhất với các em, do đó mọi thành viên trong gia đình cần quan tâm đến các em, giúp các em hoà nhập với cộng đồng, không phân biệt đối xử, gây cho các em cảm giác tự ti mặc cảm.

c) Từ phía nhà trường

Tăng cường sự phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường – xã hội trong việc giáo dục các em về trí thức, đạo đức. Nhà trường phải thường xuyên liên hệ với gia đình để thông báo kịp thời kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cũng như các biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống của học sinh để phối hợp với gia đình giáo dục, quản lý tốt các em.

Giữa nhà trường và gia đình cần phải tăng cường phối hợp trong việc quản lý, giáo dục và phòng chống vi phạm pháp luật đối với các em. Về phía nhà trường cần quản lý chặt chẽ các em trong thời gian các em học ở trường cũng như phối hợp với gia đình để giám sát, nắm tình hình hoạt động của các em trong các buổi ngoại khóa; bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực nhà trường, phòng ngừa, ngăn chặn không để xảy ra tình trạng bạo lực học đường do các học sinh gây ra trong thời gian vừa qua; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để trao đổi thông tin về quá trình học tập và rèn luyện cũng như các biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống của học sinh để kịp thời phối hợp giáo dục và uốn nắn. Ngược lại, các bậc phụ huynh cũng cần phải quan tâm, nắm bắt những suy nghĩ và hành động, các mối quan hệ của con em mình, kịp thời đề nghị với nhà trường để có biện pháp tác động cần thiết.

Nhà trường là nơi các em tham gia học tập, rèn luyện đạo đức. Ở đó, các em được sống trong môi trường tập thể. Thầy cô giáo bên cạnh việc dạy văn hoá cho các em còn có nhiệm vụ giúp cho các em hoàn thiện nhận thức về mọi mặt, trong đó có nhận thức pháp luật. Nên đưa vào bài giảng những bài học bổ ích, có tác động tích cực đến ý thức của các em, đó là những bài học về tình yêu thương, về sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, về những gương người tốt, việc tốt…Nên tổ chức thường xuyên những buổi ngoại khoá, giúp các em tiếp cận nhiều hơn với những thông tin pháp luật, quy định của pháp luật.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc -54

Phải có những chính sách xã hội phù hợp như về vấn đề chống tệ nạn xã, phù hợp như về vấn đề chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, về giáo dục, y tế... Kết hợp với chính sách hình sự để ổn định phát triển kinh tế, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội tạo môi trường sống, học tập tốt cho các em.

Cần có sự quản lý chặt chẽ đối với các cơ sở kinh doanh, giải trí có vi phạm pháp luật để xử lý kịp thời và nghiêm. Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải nâng cao quản lý, giám sát hơn nữa hiệu quả đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

Đẩy mạnh công tác truyên truyền, phổ biến pháp luật.Các cơ quan chức năng của địa phương phải thường xuyên, liên tục và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho mọi công dân nói chung và người chưa thành niên nói riêng. Ngày càng đổi mới về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền, đảm bảo phù hợp với những đối tượng ở khu vực nông thôn, cá nhân dễ dàng tiếp cận, truyền thông địa phương.

Cần ban hành những văn bản những hướng dẫn chi tiết cho điều khoản này của luật xử lý vi phạm hành chính cũng như tiến hành đào tạo tập huấn cho các điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán để áp dụng trong thực tiển được tốt hơn.

3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Cần tăng cường xây dựng, hoàn thiện pháp luật về áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hiện nay luật xử lý vi phạm hành chính đã giao cho Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Đây là một vấn đề hoàn toàn mới, mang tính đột phá. Sự thay đổi về thẩm quyền dẫn đến sự thay đổi lớn về quy trình áp dụng. Tuy nhiên trình tự thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính lại chưa được Luật xử lý vi phạm hành chính quy định. Cho nên, Pháp lệnh về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định về việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân cũng ban hành và áp dụng tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn trong khi làm nhiệm vụ. Do vậy, người viết cho rằng cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn chi tiết về việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là rất cần thiết để thực thi công việc được tốt hơn.

- Theo quy định tại Điều 4 và khoản 3 Điều 112 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định chi tiết việc thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng. Tuy nhiên, do thẩm quyền xem xét hoãn, miễn, tạm đình chỉ quyết định và miễn chấp hành phần thời gian còn lại thuộc Tòa án nhân dân, người viết cho rằng cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của Pháp

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc -55

lệnh bao gồm các quy định chi tiết về quy trình xem xét, ra quyết định hoãn, miễn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại vì Nghị định của Chính phủ không thể quy định chi tiết thẩm quyền của Tòa án nhân dân.

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và Điều 9 Pháp lệnh trình tự, thủ tục, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.Về thẩm quyền xem xét, quyết định, người viết cho rằng ở Tòa án cấp huyện nên giao cho thẩm phán chuyên phụ trách hành chính giải quyết, trong trường hợp bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa hành chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm mở phiên họp phúc thẩm.

Cần phải tăng cường kiểm tra, xem xét kỷ, cẩn thận và chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp vào trường giáo dưỡng trên thực tế vấn đề này còn nhiều sai xót và sai đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, tìm cách khắc phục nhược điềm này.

Cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ trong tất cả các khâu từ việc thu thập, xác minh, lập hồ sơ đề nghị cho đến khâu thi hành áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng để thực hiện tốt hiệu quả và chính xác áp dụng cho các đối tượng bị xử lý .

Tăng cường công tác giáo dục và làm tốt giáo dục tư tưởng tâm lý cho các đối tượng để có phương pháp, hình thức giáo dục cho phù hợp từng nhóm đối tượng.

Nhanh chống tổ chức triển khai các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, ban Nghành, thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa phục vụ nhân dân. Đồng thời cấp Đảng chính quyền địa phương phải có chủ trương chính sách xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, giúp đỡ nhân dân vươn lên thoát khỏi cuộc sống khó khăn.

Cấp lãnh đạo nhanh chống triển khai cho mọi người dân cùng nhau thực hiện yêu cầu “ thể chế kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của nhân dân...” là chủ trương lớn xuyên suốt trong nhiều nghị quyết về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Đặc biệt, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về “ Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” chủ trương “ củng cố cơ sở pháp lý về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, ban hành kịp thời, đồng bộ và tổ chức thực thi các pháp luật, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội”.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc -56

Bên cạnh đó: Trên thực tế Chính quyền địa phương thiếu sự quan tâm hỗ trợ cũng như mọi người đều kỳ thị xa lánh và phân biệt đối xử, dẫn tới các em bị mặt cảm nên dễ tái phạm.

Để giảm thiểu các trường hợp bị tái phạm lại, đồng thời quản lý và giữ gìn trật tự công cộng ở địa phương được ổn định hơn cũng như cho xã hội nói chung là rất cần thiết được sự quan tâm cũng như hỗ trợ của Chính quyền địa phương là phải có chính sách triển khai nhanh biện pháp “Tái hòa nhập cộng đồng” cho các em khi chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng trở về với gia đình như:

- Sự quan tâm hổ trợ và phối hợp với gia đình: như tạo điều kiện về việc làm, học văn hóa, giao lưu tạo môi trường thân thiện giúp cho các em trở thành người công dân có ích cho xã hội.

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho mọi người hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước về áp dụng biện pháp đưa vảo trường giáo dưỡng nhằm giáo dục và giúp các em hiểu và tuân thủ pháp luật hơn chứ không phải là tội phạm, để mọi người biết và hiểu không kỳ thị, xa lánh, phân biệt đối xử các em.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc -57

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, nhờ việc không ngừng rút ra những bài học quý giá và tìm cách khắc phục những điểm trong xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính nói chung, cũng như biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nói riêng tương đối đầy đủ. Với những quy định cụ thể, Nhà nước đã điều chỉnh về khâu trình tự, thủ tục xem xét quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, các chế độ thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và hạn chế một cách tối đa các tác động xấu đến xã hội.

Những quy định cụ thể về các biện pháp xử lý hành chính trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH ( hiệu lực ngày 01/7/2014) Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét quyết định các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Nghị định 81/2013/NĐ- CP (ngày 19/7/2013) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính quy định Người chưa thành niên, Nghị định 02/0214/NĐ-CP (ngày 10/01/2014) quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Các văn bản mới này về xử lý vi phạm hành chính sẽ là công cụ pháp lý đắc lực cho công tác ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên không những giáo dục đối tượng vi phạm các biện pháp xử lý này còn có tác dụng giáo dục, răng đe, và phòng ngừa ngăn chặn các cá nhân và tập thể khác.

Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là một trong những biện pháp quan trọng trong số biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật. Biện pháp này được áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, đối tượng này không rơi vào các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật. Đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng phải chịu sự quản lý giáo dục về sinh hoạt, lao động, học nghề, học văn hóa nhằm cảm hóa các em có nhân phẩm đạo đức tốt đẹp. Đồng thời tạo cơ hội việc làm khi tái hòa nhập cộng đồng có ý thức tích cực học tập, lao động để hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước sớm trở về với gia đình và xã hội.

Thời gian qua các cơ quan chức năng đều thận trọng và có trách nhiệm từ khâu lập hồ sơ đến thi hành, bảo đảm đúng đối tượng, đúng pháp luật. Kết quả thực hiện biện pháp này đã góp phần ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật, giữ được môi trường xã hội lành mạnh, giảm khó khăn và đem lại cuộc sống bình yên cho hàng ngàn gia đình có con em hư, góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh, trật tự tại mỗi địa phương.

GVHD: Nguyễn Hữu Lạc -58

Tuy nhiên, những vi phạm pháp luật về biến đổi theo chiều hướng càng ngày càng nguy hiểm cho xã hội nên việc xuất hiện những “lỗ hổng” trong hệ thống pháp luật là không thể tránh khỏi và sẽ trở thành một trở ngại không nhỏ cho công tác xử lý hành chính đối với người chưa thành niên, đặc biệt là các quy định về các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng cho phù hợp với điều kiện thực tế, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến trình phòng chống tội phạm.

Để duy trì tốt kết quả đã đạt được, kết quả như mong muốn cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ trong việc thu thập, xác minh, từ khâu lập hồ sơ đề nghị đến khâu thi hành áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Cần có cơ chế thông tin phối hợp chặt chẽ về tình hình, đối tượng trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo trị an, không bỏ lọt đối tượng vi phạm pháp luật. Đồng thời ban hành thêm các văn bản hướng dẫn chi tiết về biện phương đưa vào trường giáo dưỡng cho phù hợp với thực tiển và thực thi công việc được tốt hơn.

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 2013

Một phần của tài liệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. thực tiễn tại huyện lấp vò tỉnh đồng tháp (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)