chính đưa vào trường giáo dưỡng.
87Điều 45 Nghị định 02/2014/NĐ-CP ( ngày 10.01.2014) quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lýhành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc -41
- Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức để thực hiện tốt biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
b) Trách nhiệm của Bộ Y tế88
Phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc phòng, chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh và khám sức khỏe định kỳ cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
c) Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo89
Phối hợp với Bộ Công an xây dựng chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra chất lượng học tập, tổ chức thi và cấp văn bằng, chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình học cho học sinh, trại viên và hỗ trợ sách giáo khoa, tập huấn giáo viên giảng dạy cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; tạo điều kiện cho học sinh khi ra trường được tiếp tục học tập tại nơi cư trú của họ.
d) Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội90
Phối hợp với Bộ Công an trong việc xây dựng chương trình giáo dục hướng nghiệp, hướng dẫn, tổ chức dạy nghề và thực hiện các chế độ bảo hiểm lao động cho trại viên theo quy định của pháp luật; việc hòa nhập cộng đồng cho học sinh, trại viên.
e) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh91
- Giao đất để xây dựng trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, hỗ trợ về vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đóng tại địa phương mình trong quá trình xây dựng và hoạt động.
- Thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương mình thực hiện tốt biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi quản lý của mình giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo trong việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật.
88Điều 46 Nghị định 02/2014/NĐ-CP ( ngày 10.01.2014) quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lýhành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
89Điều 47 Nghị định 02/2014/NĐ-CP ( ngày 10.01.2014) quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lýhành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
90Điều 48 Nghị định 02/2014/NĐ-CP ( ngày 10.01.2014) quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lýhành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
91Điều 49 Nghị định 02/2014/NĐ-CP ( ngày 10.01.2014) quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lýhành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc -42
- Xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh đối với người có sai phạm trong việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và có chính sách hỗ trợ những người đã chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc tìm việc làm, sớm ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
- Chỉ đạo các cơ sở bảo trợ xã hội trong việc tiếp nhận đối tượng không xác định được nơi cư trú là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động khi chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc -43
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN VÀ NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐỂNÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO
DƯỠNG TẠI HUYỆN LẤP VÒ, TỈNH ĐỒNG THÁP
Chương này người viết nêu khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội huyện Lấp Vò- tỉnh Đồng Tháp, thống kê số liệu đánh giá thực trạng tình hình của người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong địa bàn huyện. Qua đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng. Với thực tế người viết đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
3.1 Thực tiễn và nguyên nhân
3.1.1 Thực tiễn
a) Khái quát chung về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội ở Huyện Lấp Vò92
Huyện Lấp Vò tên cũ Thạnh Hưng, thuộc 12 huyện thị của tỉnh Đồng Tháp, là một huyện phía Nam tỉnh đồng Tháp ,nằm giữa sông tiền và sông hậu, thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi chằn chịt, nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của huyện. Có hệ thống giao thông đường bộ lẫn đường thủy rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng.
- Phía Đông giáp thành phố Sa Đéc, (Đồng Tháp).
- Phía Bắc giáp với thành phố Cao Lãnh qua sông Tiền (Đồng Tháp).
- Phía Tây giáp Tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang qua rạch Cái Tàu Thượng.
- Phía Nam giáp với huyện Lai Vung và huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ qua sông Hậu.
- Với lợi thế đồng bằng của mình, huyện Lấp vò là nơi rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, huyện còn có vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy cũng như đường bộ, ngoài tuyến sông Tiền và sông Hậu nằm liền kề hai bên, chính giữa huyện có kênh Xáng Lấp Vò là tuyến thủy quan trọng, chạy dọc suốt chiều dài của huyện Trên địa bàn huyện có quốc lộ 80 và quốc lộ 54 chạy qua, có 4 tỉnh lộ xuyên qua địa bàn, nối liền các tỉnh, huyện bạn; phía Tây có bến phà Vàm Cống, phía Bắc có bến phà Cao Lãnh. Trong những năm gần đây, huyện Lấp Vò có những đổi thay rất rõ nét. Nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp gắn với phát triển
GVHD: Nguyễn Hữu Lạc -44
đô thị được triển khai thực hiện, đã giúp cho Lấp Vò trở thành địa phương có tốc độ đô thị hoá nhanh so với các huyện khác trong tỉnh. Huyện Lấp Vò cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 180 km đường bộ, khoảng 200 km đường thủy; cơ sở hạ tầng điện nước, thông tin liên lạc khá hoàn chỉnh phục vụ tốt cho việc đầu tư phát triển. Có hơn 70% người dân sống bằng nghề nông nên kinh tế của vùng hầu hết là kinh tế nông nghiệp- nông thôn. Với khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Với hệ thống sông ngòi dày đặc hàng năm được phù sa bồi đắp làm cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản và trồng trọt tươi tốt.
Huyện Lấp Vò có diện tích tự nhiên là 244 km², diện tích 24.438 ha, chiếm 7,54% diện tích toàn tỉnh, dân số 178.989 người. Được xem là vùng có tốc độ tăng trưởng khu vực Nông - Lâm – Ngư nghiệp cao so với các huyện lân cận, thu nhập chính của hơn phân nửa người dân là từ việc thu hoạch nông sản với các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: quýt hồng, cam mật, cá lóc, cá tra, tôm càng xanh... mang lại giá trị nông nghiệp 320.824 tỷ đồng.
Ngoài ra toàn huyện còn có 2.571 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt giá trị 139.260 tỷ đồng, gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước giao thông nông thôn được phát triển, mạng lưới y tế được bố trí đều khắp 12 xã, thị trấn nhằm phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe, khám và chữa bệnh cho người dân, mạng lưới thông tin liên lạc cũng rất phát triển.
Kinh tế huyện ngày càng khởi sắc với nhiều công trình, dự án hình thành các khu công nghiệp, củng cố hệ thống thủy lợi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn như: giao thông, điện thủy lợi, trường, trạm, chợ, bến bãi, kho chứa hàng hóa...Hơn nữa, trật tự trị an và an toàn xã hội những năm gần đây luôn được đề cao giữ gìn, từng bước xóa dần các tệ nạn xã hội, xây dựng bộ mặt văn minh-phát triển cho huyện Lấp Vò nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung.
b) Số liệu thống kê trẻ em đưa vào trường giáo dưỡng 3 năm gần đây, từ năm 2011 đến năm 30.06.2014 (Từ tháng 7/ 2014 đến nay do có văn bản mới ban hành đối với áp dụng biện pháp vào trường giáo dưỡng nên người viết chưa cập nhật được số liệu thống kê cụ thể)
Qua thống kê của Đội cảnh sát trật tự an toàn xã hội của Công an huyện Lấp Vò thì: từ năm 2011 đến 30 tháng 6 năm 2014 trên địa phận Lấp vò đã xảy ra 37 vụ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng với 43 đối tượng.93