7. phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Nắm đề cương môn học/ phần học/ chương học
Để xây dựng một bài trắc nghiệm trước hết cần có sự phân tích nội dung của bài dạy. Cần phân chia nội dung bài dạy thành các nội dung cụ thể và xác định tầm quan trọng của từng nội dung đó để có sự phân bố phù hợp. Phân tích nội dung từng bài dạy về Đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán 4 bao gồm chủ yếu 4 loại học tập sau :
Những khái niệm và ý tưởng mà học sinh phải giải thích. Những ý tưởng phức tạp cần được giải thích.
Những thông tin, kĩ năng cần ứng dụng hoặc là được chuyển sang tình huống khác.
Người biên soạn cần xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau khi học xong bài học.
27
2.5.2. Xác định mục tiêu cần đo lường và đánh giá
Trên cơ sở những mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học để xác định những mục tiêu cần đánh giá. Các mục tiêu cần đánh giá không nhất thiết là tất cả các mục tiêu của bài dạy. Thông thường mục tiêu kiến thức có thể dễ dàng đánh giá được qua các bài tập, nhưng qua các bài tập không thể đánh giá hết được các mục tiêu về kĩ năng và thái độ.
2.5.3. Xây dựng kế hoạch trắc nghiệm
Dựa vào mục tiêu của bài học mà chúng ta có thể đưa ra các dạng trắc nghiệm phù hợp với từng mục tiêu của bài và số lượng các bài tập để đảm bảo đủ mục tiêu cần đánh giá, phù hợp với trình độ của học sinh. Tránh trường hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cần đo lường đối với mỗi mục tiêu.
Bảng mẫu kế hoạch trắc nghiệm:
Nội dung Mục tiêu Dạng trắc nghiệm
2.5.4. Soạn thảo câu trắc nghiệm
Các câu trắc nghiệm khi viết phải căn cứ vào bảng kế hoạch đảm bảo bám sát các mục tiêu đã xác định, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cần đo lường đối với mỗi mục tiêu.
2.5.5. Tự kiểm tra lại các câu trắc nghiệm
Đối chiếu lại các bài tập được xây dựng đã đúng và phù hợp với các mục tiêu cần đánh giá chưa.
Sau khi đã có đáp án chúng ta đối chiếu lại các bài tập và đáp án xem đã đúng và phù hợp chưa.
28 2.5.6. Hoàn thành câu trắc nghiệm
Các câu trắc nghiệm viết xong cần có sự góp ý của các chuyên gia về môn học để hoàn thiện câu trắc nghiệm. Mục đích góp ý nhằm phát hiện ra những câu không có phương án nào đúng hoặc có nhiều phương án đúng như nhau trong các phương án trả lời, đồng thời phát hiện ra những câu nhiễu chưa hợp lý.
Các câu trắc nghiệm trước khi sử dụng để đánh giá kết quả học tập cần được thử nghiệm (Trắc nghiệm thử). Trắc nghiệm thử là một phép đo kép nhằm dùng bài trắc nghiệm để đo trình độ của các thí sinh, đồng thời thông qua kết quả của các thí sinh để đo chất lượng của câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm. Tuy nhiên khi dùng từ “Trắc nghiệm thử” thì từ “thử” chỉ có ý nghĩa về chuyên môn trong thiết kế và định cỡ câu trắc nghiệm, còn trong tình huống thực của việc thử nghiệm thì các thí sinh lại coi đó là làm bài trắc nghiệm thực sự để họ làm bài nghiêm túc với sự nỗ lực lớn nhất thì phép thử mới đạt yêu cầu.
Dựa vào kết quả của trắc nghiệm thử ta thu được các số liệu thống kê, chúng ta có thể tiến hành phân tích câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm trên cơ sở thống kê đó. Việc phân tích có thể được tính toán đơn giản bằng máy tính cầm tay, cũng có thể nhờ các phần mềm được xây dựng theo các mô hình toán học về đo lường giáo dục. Phân tích các chỉ số của câu trắc nghiệm giúp chúng ta biết được những câu nào chưa đạt yêu cầu cần phải loại bỏ, những câu nào cần phải sửa chữa và những câu trắc nghiệm tốt có thể giữ lại để đưa vào ngân hàng câu trắc nghiệm để sử dụng.
Để hoàn thành câu trắc nghiệm chúng ta phải đánh giá kết quả bài trắc nghiệm. Để đánh giá bài trắc nghiệm chúng ta phải tiến hành chấm các bài trắc nghiệm. Có thể chấm bài trắc nghiệm bằng các cách sau:
- Giáo viên đối chiếu với đáp án làm một bài mẫu theo đúng đáp án, sau đó đối chiếu với mỗi bài làm của học sinh với bài mẫu, gạch bỏ những câu trả lời sai và cuối cùng tính số câu trả lời đúng.
29
- Với những phiếu trắc nghiệm gồm nhiều câu hỏi, để tăng năng xuất chấm, có thể dùng bảng đục lỗ bằng bìa, trình bày theo đúng kích cỡ như phiếu làm bài có đục lỗ ở những câu đúng (đối với loại câu đúng - sai). Người chấm áp bảng đục lỗ lên phiếu làm bài của học sinh, nhìn qua lỗ đục nếu thấy chữ Đ là câu trả lời đúng.
- Cũng có thể viết bài làm mẫu lên miếng trong và áp lên phiếu làm bài. Đối với loại câu nhiều lựa chọn lên kí hiệu câu đúng nhất vào góc bên trái của mỗi ô để dễ đối chiếu với bài làm, không che khuất các kí hiệu trong các ô của phiếu làm bài.
- Bài trắc nghiệm với số lượng lớn học sinh có phiếu làm bài thích hợp với việc chấm bài bằng máy, hoặc tổ chức cho học sinh làm bài trên máy vi tính để máy tự động chấm điểm và báo cáo kết quả.
30
Chương 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 4
3.1. Xây dựng hệ thống các bài tập trắc nghiệm khách quan về Đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán 4 lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán 4
3.1.1. Kế hoạch xây dựng
Nội dung Mục tiêu Dạng trắc nghiệm
1. Yến , tạ, tấn
1.1. Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn.
1.2. Nắm được mối quan hệ của yến, tạ, tấn với ki-lô-gam.
1.3. Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
1.4. Thực hành làm tính với các số đo khối lượng đã học. Câu 1: Đúng - Sai Câu 2: Trả lời ngắn Câu 3: Ghép đôi Câu 4: Đúng - Sai Câu 5: Nhiều lựa chọn
2. Bảng đơn vị đo khối lượng
2.1. Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, hec-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau.
2.2. Nắm được tên gọi, kí hiệu, thứ tự mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau.
Câu 6: Nhiều lựa chọn Câu 7: Đúng - Sai Câu 8: Nhiều lựa chọn Câu 9: Trả lời ngắn Câu 10: Nhiều lựa chọn
31
3. Giây, thế kỉ
3.1. Làm quen với đơn vị đo thời gian: Giây, thế kỉ.
3.2. Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỉ.
Câu 11: Đúng - Sai Câu 12: Nhiều lựa chọn Câu 13:Ghép đôi
Câu 14: Trả lời ngắn Câu 15: Nhiều lựa chọn
4. Đề-xi- mét vuông
4.1. Biết 1dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm.
4.2. Biết đọc, viết số đo diện tích theo đề-xi-mét vuông.
4.3. Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét vuông.
4.4. Vận dụng các đơn vị đo xăng-ti- mét vuông và đề-xi-mét vuông để giải các bài toán có liên quan.
Câu 16: Đúng - Sai Câu 17: Ghép đôi
Câu 18: Nhiều lựa chọn Câu 19: Trả lời ngắn Câu 20: Nhiều lựa chọn
5. Mét vuông
5.1. Biết 1m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m.
5.2. Biết đọc, viết số đo diện tích theo mét vuông.
5.3. Biết mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mét vuông và mét vuông. 5.4. Vận dụng các đơn vị đo xăng-ti- mét vuông và đề-xi-mét vuông, mét vuông để giải các bài toán có liên quan.
Câu 21: Đúng - Sai Câu 22: Nhiều lựa chọn Câu 23: Ghép đôi
Câu 24: Trả lời ngắn Câu 25: Nhiều lựa chọn
32
6. Ki- lô- mét vuông
6.1. Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
6.2. Đọc đúng, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
1km2 = 1000000m2 và ngược lại.
6.3. Giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích: cm2, dm2, m2, km2.
Câu 26: Đúng - Sai Câu 27: Nhiều lựa chọn Câu 28: Nhiều lựa chọn Câu 29: Trả lời ngắn Câu 30: Nhiều lựa chọn
7. Diện tích hình bình hành
7.1. Hình thành công thức tính diện tích của hình bình hành.
7.2. Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài toán có liên quan.
Câu 31: Nhiều lựa chọn Câu 32: Nhiều lựa chọn Câu 33: Nhiều lựa chọn Câu 34: Nhiều lựa chọn Câu 35: Nhiều lựa chọn
8. Diện tích hình thoi
8.1. Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.
8.2. Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan.
Câu 36: Nhiều lựa chọn Câu 37: Nhiều lựa chọn Câu 38: Nhiều lựa chọn Câu 39: Nhiều lựa chọn
33
3.1.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về Đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán 4 trong chương trình Toán 4
Câu 1. Đúng viết Đ, sai viết S vào ô trống sau: a. 1 tấn = 100 tạ b. 10 yến = 1 tạ c. 1 tạ = 1000kg d. 10kg = 1 yến e. 100kg = 1 tạ f. 1000kg = 1 tấn g. 1 tấn = 10 tạ
Câu 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. 9 tạ = ……kg e. 30 tạ = …. tấn b. 7 tạ = …….kg f. 6 yến = ……kg c. 8 tấn = ……kg g. 40kg = ….. yến d. 6000 tạ = ….. tấn h. 60 yến = ….. tạ
Câu 3. Nối tương ứng 2 cột sao cho khối lượng của chúng bằng nhau (theo mẫu):
A B a. 1 yến 6kg e. 2 tạ 3kg d. 3 yến 4kg b. 3 tạ 4kg c. 6 tạ 9kg g. 2 tấn 3 tạ f. 6 tấn 9kg 1) 230 yến 2) 609kg 5) 304kg 4) 203kg 3) 16kg 6) 34kg 7) 6009kg
34
Câu 4. Đúng viết Đ, sai viết S vào ô trống sau:
a. 34 tạ + 1,8 tấn = 35,8 tạ c. 206 tạ x 3 = 618 tạ b. 125 tạ - 78 tạ = 47 tạ d. 532 tạ = 5320kg
Câu 5. Có 2 ô tô chở gạo. Ô tô thứ nhất chở 1 tấn gạo, ô tô thứ hai chở ít hơn ô tô thứ nhất 6 tạ gạo. Hỏi cả hai ô tô chở được bao nhiêu tạ gạo ?
Đáp số đúng của bài toán trên là : a. 11 tạ gạo
b. 14 tạ gạo c. 100 tạ gạo d. 98 tạ gạo
Câu 6. Khoanh vào chữ trước cách viết đúng: 1) Đề - ca - gam viết tắt là :
a) dog b) dg c) dag 2) Héc - tô - gam viết tắt là :
a) heg b) hg c) hcg Câu 7. Đúng viết Đ, sai viết S vào ô trống sau: a. 1dag = 10hg
b. 1hg = 10dag c. 10g = 1dag d. 1dag = 100g e. 100g = 1hg
Câu 8. Cách viết đúng nhất về bảng đơn vị đo khối lượng là : a) kg; hg; dag; g; tấn; tạ; yến
b) tạ; tấn; yến; dag; hg; kg; g c) tấn; tạ; yến; kg; hg; dag; g Câu 9: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
35
b) 300kg = ….dag f) 3kg 400g = …..g c) 8kg = …. g g) 5 tạ 3kg = …. kg d) 4000kg = …. tấn h) 4 tấn 7kg = …. kg
Câu 10. Có 4 gói kẹo mỗi gói cân nặng 250g và 5 gói bánh mỗi gói cân nặng 400g. Hỏi có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam kẹo và bánh ?
Đáp số đúng của bài toán trên là :
A. 2kg B. 3kg C. 4kg Câu 11. Đúng viết Đ, sai viết S vào ô trống sau:
a. 3 giờ = 30 phút e. 4 giờ = 240 phút b. 120 phút = 2 giờ f. 2 thế kỉ = 20 năm c. 4 phút = 400 giây g. 4 thế kỉ = 400 năm d. 2 phút = 120 giây h. 1 giờ 20 phút = 80 phút Câu 12. Khoanh tròn vào chữ cái chỉ đáp án sai:
A. Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một B. Từ năm 301 đến năm 400 là thế kỉ ba C. Từ năm 601 đến năm 700 là thế kỉ bẩy
D. Từ năm 1701 đến năm 1800 là thế kỉ mười bẩy E. Từ năm 1801 đến năm 1900 là thế kỉ mười chín Câu 13. Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp: (A) (B) Năm Thuộc thế kỉ a. 2005 b. 1600 c. 1700 d. 1890 e. 1999 1. Hai mươi 2. Mười tám 3. Mười chín 4. Mười sáu 5. Mười bảy
36
Câu 14. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3 phút = ….. giây e) 1/5 phút =……. giây b) 300 giây =…. phút f) 2 phút 10 giây = …… giây c) 5 thế kỉ = …. năm g) 1 phút 30 giây =……. giây d) 200 năm = …. thế kỉ h) 1/4 thế kỉ = …… năm Câu 15. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Năm đó thuộc thế kỉ nào?
A. Thế kỉ mười chín B. Thế kỉ hai mươi C. Thế kỉ hai mươi mốt
Câu 16. Đúng viết Đ, sai viết S vào ô trống sau:
a) Đề - xi - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài là 10dm. b) Đề - xi - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài là 1dm. c) 1 Đề - xi - mét vuông viết tắt là 1dm2.
d) 1dm2 = 1000cm2 e) 1dm2 = 100cm2 Câu 17. Hãy nối theo mẫu:
1.Hai trăm mười ba Đề - xi - mét vuông
2. Một nghìn không trăm linh sáu Đề - xi - mét vuông
3. Năm trăm linh ba Đề - xi - mét vuông 4. Một trăm linh bảy Đề - xi - mét - vuông
a)503dm2
c)107dm2 d)1006dm2 b)213dm2
37
Câu 18. Khoanh vào chữ cái chỉ đáp án đúng nhất: 530dm2 đọc là:
A. Năm mươi ba Đề - xi - mét vuông B. Năm trăm ba mươi Đề - xi - mét vuông C. Năm trăm linh ba Đề - xi - mét vuông Câu 19. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 3000cm2 = …….dm2 b) 51dm2 =……….cm2 c) 7dm2 = ………....cm2
Câu 20. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Một hình chữ nhật có chu vi 106cm và chiều dài hơn chiều rộng 3cm. Hỏi diện tích hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu Đề - xi - mét vuông?
A. 700dm2 B. 70dm2 C. 7dm2 Câu 21. Đúng viết Đ, sai viết S vào ô trống sau:
a) Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 10m b) Mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài là 1m c) 1 mét vuông viết tắt là 1m2
d) 1m2 = 10dm2 e) 1m2 = 100dm2
Câu 22. Khoanh vào chữ cái trước cách đọc đúng: 306m2 đọc là:
A. Ba trăm linh sáu mét vuông B. Ba mươi sáu mét vuông C. Ba trăm sáu mươi mét vuông
38
Câu 23. Nối theo mẫu cho phù hợp:
Câu 24. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 12dm2 5cm2 = …. cm2
b) 410000cm2 = …... m2 c) 150m2 = …….. dm2
Câu 25. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Một hình vuông có chu vi bằng 36dm. Hỏi diện tích hình vuông đó bằng bao nhiêu xăng - ti - mét vuông ?
A. 3240cm2 B. 32400cm2 C. 324000cm2
Câu 26: Đúng viết Đ, sai viết S vào ô trống sau:
a) Ki - lô - mét vuông là diện tích của hình chữ nhật mỗi cạnh dài 1km. b) Ki - lô - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km2.
c) Ki - lô - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài là 1km. d) Ki - lô - mét vuông viết tắt là km2.
e) Ki - lô - mét vuông viết tắt là km.
Câu 27: Khoanh tròn trước chữ cái chỉ đáp án đúng: A. 1km2 = 1 000m2
B. 1km2 = 1 000 000m2 C. 1km2 = 100 000m2
1. Một nghìn không trăm chín mươi mét vuông 2. Bảy nghìn không trăm chín mươi mét vuông 3. Hai nghìn bảy trăm năm mươi mét vuông