7. phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Quy tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Phần câu dẫn:
+ Phải nêu nên được các vấn đề riêng lẻ, trung tâm. Mỗi câu hỏi phải được biểu thị một cách độc lập.
+ Tránh dùng nguyên văn câu trích từ SGK.
+ Phát biểu trong câu dẫn phải đơn giản, chính xác về cú pháp và phải chứa đựng những dữ kiện phù hợp, cần thiết cho lời giải của nó. Không nên dùng câu từ có tính gợi ý như : luôn luôn, có bao giờ, chỉ tất cả,… Sẽ làm cho học sinh có thể đoán mò.
+ Câu dẫn được đưa ra chỉ nên chứa các dữ kiện liên quan đến lời giải.
+ Câu dẫn đưa ra ở dạng câu hỏi trực tiếp hơn là ở dạng phát biểu chưa hoàn thành. Vì dạng chưa hoàn thành những phát biểu về mặt ngôn ngữ học sinh sẽ suy ra phương án lựa chọn tốt nhất.
+ Một câu hỏi đòi hỏi học sinh biểu thị ý kiến của nội dung câu dẫn chứ không phải ý kiến chủ quan của học sinh.
+ Tránh dùng câu hỏi có tính chất đánh lừa học sinh.
+ Trước khi đưa ra phương án trả lời chúng ta phải nhóm họp các yếu tố chung của câu hỏi.
- Phần câu trả lời:
+ Phải chính xác, đúng đắn. Nếu có sai sót thì là do câu trả lời chưa được rõ ràng, đầy đủ.
+ Phải xây dựng những câu trả lời có tính chất gây nhiễu để học sinh có tính tư duy.
+ Phương án lựa chọn nên đặt ngẫu nhiên, không nên đặt cố định ở một vị trí. + Các phương án trả lời phải đặt theo thứ tự logic (1, 2, 3, …).
+ Các phương án lựa chọn càng ngắn gọn càng tốt, tránh liên quan đến việc đo lường khả năng đọc hiểu.
26