Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh nghiệp cẩn trọng nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào.
Có nhiều cách hiểu về chức năng lập kế hoạch. Xét trên góc độ ra quyết định thì “lập kế hoạch là một loại ra quyết định đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn cho tổ chức của họ”.2
Lập kế hoạch không phải là một sự kiện đơn thuần có bắt đầu và có kết thúc rõ ràng. Lập kế hoạch là một quá trình tiếp diễn phản ánh và thích ứng với những biến động diễn ra trong môi trường của mỗi tổ chức. Xét trên góc độ này, lập kế hoạch được coi là quá trình thích ứng với sự không chắc chắn bằng việc xác định các phương án hành động để đạt được những mục tiêu cụ thể của tổ chức.
Mặt khác, như chúng ta đã biết kế hoạch là một văn bản thể hiện ý đồ phát triển của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý thông qua các giải pháp thực thi. Do đó, lập kế hoạch là việc đưa ra những phương án hoạt động cho doanh nghiệp trong tương lai. Các phương án này là sự kết hợp khác nhau giữa các yếu tố nguồn lực hiện có và các nguồn lực có thể huy động được trong tương lai của doanh nghệp dựa trên những cơ hội, những thách thức của môi trường bên ngoài tác động tới doanh nghiệp. Từ các phương án đó, doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn một phương án tối ưu nhất và có tính khả thi nhất và phù hợp với từng bộ phận trong doanh nghiệp để làm sao đạt được hiệu quả cao nhất.
Nói tóm lại, lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Nếu không có kế hoạch, nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác con người và các nguồn lực khác của
2 PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Giáo trình Khoa học quản lý I – NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004, trang 333
tổ chức một cách có hiệu quả, thậm chí không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác. Và nếu không có kế hoạch các nhà quản lý và nhân viên của họ có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình, sẽ không biết khi nào và ở đâu họ phải làm gì.
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường tiền tệ, nên công tác lập kế hoạch của ngân hàng thương mại cũng giống như của một doanh nghiệp, tất cả đều vì mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh là Tối đa hoá lợi nhuận.