Liên hệ việc sát nhập mua bán của các ngân hàng thế giớ

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG sáp NHẬP, hợp NHẤT và MUA lại TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG và GIẢI PHÁP TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 33 - 36)

M&A giữ nhiều vai trò quan trọng trong lịch sử của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng hiện nay, từ các công ty tham lam chuyên săn lùng các công ty để mua lại rồi chai nhỏ ra đến các công ty nằm trong xu thế hiện nay sử dụng hoạt động M&A để hợp nhất nền công nghiệp và sự tăng trưởng ngoại ứng của mình.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh đối với các nươc phát triển. Chính vì thế lĩnh vực ngân hàng của các nước trên thế giới cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Họ cũng phải sát nhập, hợp nhất và mua bán để hy vọng có thể sinh tồn trong tình hình kinh tế khốc liệt.

Trong năm 2008, hoạt động M&A trên thế giới có vẻ chùng xuống, tổng số vụ mua bán và sáp nhập trong năm 2008 thấp hơn 28% so với năm 2007 bởi tình hình tài chính khó khăn, việc đánh giá giá trị của các công ty biến động mạnh khiến rủi ro tăng cao. Phí tư vấn của các hãng tư vấn M&A giảm 32% so với năm 2007. Tuy nhiên, cũng trong năm này, hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới lại có chiều hướng tăng mạnh do cuộc khủng hoảng tài chính gây ra. Cũng theo Reuter, ngân hàng là ngành có hoạt động M& A diễn ra sôi động nhất tại Châu Âu. Tại Mỹ, chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng cuối năm, đã có 6 vụ M&A ngân hàng lớn.

Trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hồi năm 2008, sau khi ngân hàng Lehman Brothers thông báo sẽ làm thủ tục phá sản thì, Bank of Amrerica thông báo mua lại Merrill Lynche trong thương vụ trị giá 50 tỷ USD. Theo đó, Bank of America chi 29 USD cho mỗi cổ phiếu của Merrill.

Một lãnh đạo Bank Of America phát biểu vào thời điểm đó, đây là cơ hội cho các cổ đông vì Bank of America đã mua được một trong những công ty tư vấn – quản lý tài sản và thị trường vốn lớn nhất Hoa Kỳ. Thông tin sáp nhập này cũng sẽ khiến giá cổ phiếu của hai hãng tăng lên.

Trước khi được mua lại, hồi tháng 10/2008, ngân hàng Merrill Lynch thông báo lỗ quý thứ 5 liên tiếp lên đến 13,5 tỷ USD. Mức cổ tức phải trả trước đó cho cổ phiếu ưu đãi đã được mở rộng mức lỗ lên thành 7,47 tỷ USD, tức khoảng 5,58 USD/cổ phiếu, ngoài ra doanh thu cũng sụt giảm.

2. Ngân hàng MUFG vượt mặt Citigroup hồi năm 2006

Sáp nhập được hình thành sau khi Mitsubishi Tokyo mua lại UFJ. Tới ngày 4/1/2006, Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ đã được ra mắt. Đây là một trương 3 ngân hàng lớn nhất tại Nhật.

Sự sáp nhập này đã giúp MUFG vượt Citibank của Mỹ vào thời điểm đó, để trở thành ngân hàng có giá trị tài sản lớn nhất thé giới 1,64 nghìn tỷ USD. Năm 2003, UFJ đã bị thua lỗ khoảng 3,7 tỷ USD và dường như ngân hàng lớn thứ 4 Nhật Bản này không có khả năng đáp ứng được mục tiêu theo yêu cầu của chính phủ là giảm một nửa số cho vay xấu 34,5 tỷ USD vào tháng 3/2005.

3. JP Morgan Chase mua BankOne

Ngân hàng JP Morgan Chase của Mỹ hồi tháng 1/2004 đã đồng ý mua lại ngân hàng BankOne trong một thương vụ trị giá 58 tỷ USD. Theo đó, mỗi cổ phiếu của BankOne sẽ được đổi sang bằng 1,32 cổ phiếu của JPMorgan Chase. Với việc mua lại này giúp mở rộng địa bàn hoạt động của JP Morgan sang cả vùng Tây và Tây Nam nước Mỹ, thay vì chỉ vùng Đông Bắc như trước đây.

Nó cũng sẽ giúp giảm sự lệ thuộc của J.P Morgan vào việc cho vay đầu tư và kinh doanh vốn. J.P. Morgan Chase được thành lập hồi năm 2001, trên cơ sở sáp nhập hai ngân hàng Chase Manhattan và J.P Morgan.

Vào thời điểm diễn ra thương vụ mua lại BankOne, JP Morgan Chase có tổng sản trị giá 793 tỷ USD (chỉ kém Citigroup) và hoạt động tại 50 nước. Còn Bank One, trụ sở tại Chicago, có tổng tài sản 290 tỷ USD. Sau khi thông tin về thương vụ được đưa ra, cổ phiếu JP Morgan đã giảm 4,64%, còn cổ phiếu Bank One tăng giá tới 10,13%.

4. Bank of America mua lại FleetBoston Financial

Hai ngân hàng Bank of America và FleetBoston Financial tuyên bố sáp nhập để trở thành một “đại gia” trong lĩnh vực ngân hàng tiêu thụ trải rộng khắp nước Mỹ.

Ngân hàng FleetBoston, được hình thành sau cuộc sáp nhập giữa Fleet Financial và BankBoston vào năm 1999, vào thời điểm diễn ra sự kiện trên, nhiều người không bất ngờ về quyết định sáp nhập do FeetBoston Financial bị thua lỗ.

Ngân hàng Bank of America bỏ ra khoảng 48 tỷ USD để mua lại FleetBoston Financial.

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG sáp NHẬP, hợp NHẤT và MUA lại TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG và GIẢI PHÁP TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 33 - 36)