IV- Phân tích một số thương vụ sáp nhập, hợp nhất lớn của Việt Nam thời gian gần đây
2. ACB, Eximbank, Sacombank sẽ là người một nhà
Thời gian qua, với việc Dragon Capital (>8%), REE (>3,924%) và Ngân hàng ANZ (9.6%) thoái vốn khỏi Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), nhiều thông tin chưa chính thức cho rằng, sự việc này đang dự báo một hoạt động thâu tóm hoặc sáp nhập Sacombank trong tương lai gần. Ngoài ra, việc ANZ chính thức bán toàn bộ cổ phần Sacombank đang nắm giữ cho ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng khiến dư luận đồn thổi về việc có hay không sự “chia sẻ” trong tương lai gần giữa hai ngân hàng này
Trong khi đó, không phải từ bây giờ, mà các nhà đầu tư đã đánh giá không cao tình hình hoạt động của Sacombank vài năm nay. Sacombank là ngân hàng có tổng tài sản tương đương với ngân hàng ACB, thì năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ACB là 21,78%, Sacombank 15,8%; năm 2010, ACB được 20,5%, Sacombank 16,74%; năm 2011, ROE của ACB vẫn cao hơn Sacombank.
Đáng lưu ý là cơ cấu sử dụng vốn của Sacombank. Trong khi tiền cho vay ra của Sacombank không tăng trong bốn quý liên tiếp gần nhất, thì tính đến ngày 30.9.2011 Sacombank đã có khoảng 25.000 tỉ đồng đầu tư cổ phiếu, chiếm 16% tổng tài sản. Công ty con, chứng khoán Sacombank, mà Sacombank vừa thoái vốn, cũng lỗ luỹ kế chín tháng gần 258 tỉ đồng. Hoạt động của công ty địa ốc Sacomreal cũng lao đao theo thị trường, luỹ kế từ đầu năm đến hết quý 3 năm ngoái, lợi nhuận Sacomreal giảm hơn 83% so cùng kỳ năm trước đó.
Ngày 20/2/2012 Ngân hàng Eximbank vừa có văn bản gửi tới Sacombank. Với tư cách là một cổ đông lớn (sở hữu 9,73% vốn điều lệ của Sacombank), đồng thời Eximbank cũng được ủy quyền bằng văn bản đại diện cho nhóm cổ đông đa số (trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết) của Sacombank, Eximbank cho biết, nhằm chuẩn bị cho ĐHCĐ thường niên năm tài chính 2011 của Sacombank, ngân hàng này đề nghị Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát Sacombank một số nội dung như sau: