Nghệ thuật xây dựng tính cách

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật thị dân trong kim bình mai của tiếu tiếu sinh (Trang 39)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách

Tính cách là nhân tố chủ yếu tạo nên diễn biến của các sự kiện trong quá trình phát triển cốt truyện. Nó mang bản sắc riêng, độc đáo của một con người cá biệt, cụ thể nhưng lại mang nét chung tiêu biểu cho nhiều người khác. Tính cách nhân vật được thể hiện qua rất nhiều yếu tố:

a. Nghệ thuật thể hiện tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ

Ngôn ngữ là căn cứ để biểu đạt phẩm chất và tính cách của mỗi con người, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình cá biệt hóa nhân vật. Vì thế khi nói về những ông chủ nhà băng trong Miếng da lừa (Bandăc), M.Gorki viết: “Bandăc chỉ dùng những lời chuyện trò rời rạc bên bàn ăn mà vẽ lên

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

được những khuôn mặt và những tính cách rõ nét, lạ lùng” [3, 135].

Nếu như trong Thủy Hử, Tây Môn Khánh chỉ xuất hiện rất ít, đóng vai trò mờ nhạt thì ở Kim Bình Mai, Tây Môn Khánh trở thành nhân vật trung tâm quán xuyến toàn bộ nội dung tác phẩm. Tây Môn Khánh là điển hình cho tầng lớp bóc lột tàn bạo trong xã hội phong kiến Trung Quốc bấy giờ khi sản xuất hàng hóa và thương nghiệp phát triển. Cuộc đời hắn được bao bọc bởi nhung lụa giàu sang, danh vọng tột đỉnh. Y luồn nọt, nịnh hót, khom lưng uốn gối, chiều lòng quan trên để kiếm tiền. Tây Môn Khánh biết cách xu nịnh, bợ đỡ, khi đón Thái trạng nguyên: “Mong nhị vị đừng chê chúng tôi chức thấp, phận hèn, nhà cửa tồi tàn mà hạ cố dùng bữa cơm xoàng. Chúng tôi chỉ có tấm lòng thành, xin nhị vị cho chúng tôi được hưởng cái vinh dự ấy” (tr 343, chương 37, tập 1). Sau này, khi làm con nuôi Thái Kinh, y vẫn giữ vẻ khúm núm ấy bởi y biết giá trị cái danh phận “con nuôi thái sư” mang lại: “Bẩm, trước mặt gia gia, tiểu nhi không dám vô lễ” (tr 606, chương 56, tập 1).

Từ địa vị một con buôn, Tây Môn Khánh dựa vào đồng tiền để tiến thân; củng cố địa vị. Hắn khôn khéo, quỷ quyệt trong làm ăn, tranh thủ thời cơ để đạt mục đích. Nhân dịp đón Thái ngự sử, Tây Môn Khánh tỏ bày: “Có một chuyện tiểu nhân muốn thưa cùng đại quan nhưng vẫn sợ không dám nói”. Hắn rào trước, đón sau; khi đạt mong muốn, hắn vui mừng khôn xiết:

“xin đa tạ đại quan nhân đã có lòng thương” (tr 500, chương 50, tập 1). Đối với những kẻ có tiền, có thế lực, Tây Môn Khánh biết cách nịnh nọt, bợ đỡ để đạt được mục đích. Ngôn ngữ của hắn thể hiện một con người có đầu óc, biết chớp thời cơ.

Là một tay lang bạt kỳ hồ, đánh bạc, trai gái, rượu chè; không từ một thủ đoạn buôn bán nào để kiếm lãi. Khi đạt đến đỉnh cao địa vị, hắn càng ra sức làm điều xằng bậy. Tây Môn Khánh dụ dỗ, phỉnh phờ, cưỡng dâm con gái nhà người, đến đàn bà góa bụa, thậm chí vợ bạn hắn cũng không tha. Không

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

có tội ác nào là hắn không nhúng tay vào. Ở y, ta thấy sự hách dịch, tàn bạo của một kẻ thống trị, hắn không tiếc lời chửi mắng gia nhân (khi Bình An để cho Bạch Lãi Quang vào): “Mày còn đứng đó được hay sao hở thằng khốn khiếp phản chủ… Tại sao mày để người ta vào đây trong khi tao đã dặn ai hỏi cũng nói ta đi vắng” (tr 326, chương 36, tập 1). Trong giọng chửi mắng, quát nạt ấy ta không chỉ thấy bộ mặt của bọn thống trị mà còn thấy sự tàn ác đến dã man: “Nếu nó không chịu nói thì treo cổ nó lên đánh cho tới chết cho ta” (tr 431, chương 45, tập 1).

Ngay đối với vợ Tây Môn Khánh cũng không tiếc lời nhiếc mắng. Y mắng Tuyết Nga là “đồ ác phụ”, mắng Kim Liên là “con dâm phụ… con giặc cái dâm loạn” (tr 127, chương 13, tập 1). Với Tây Môn Khánh, dường như vợ cũng không khác gì thú vui tiêu khiển. Hắn tìm mọi cách để cướp người đẹp, nhưng cũng không tiếc lời đay nghiến: “Mày định treo cổ tự tử gieo họa cho nhà tao hả con dâm phụ kia… Tao từ nhỏ đến giờ chưa được xem người tự tử, nên hôm nay phải bắt mày tự tử cho coi” (tr 183, chương 20, tập 1). Là chồng, Tây Môn Khánh cũng cho mình cái uy quyền tuyệt đối trong nhà:

“Mày có câm cái mồm thối lại không hả con khốn kia? Mày có quyền gì mà cứ chõ vào việc của tao… Mày có muốn tao đánh một trận chết luôn đi không” (tr 419, chương 44, tập 1).

Trước Kim Bình Mai, tính cách nhân vật chỉ có hai màu (nói như Lỗ Tấn), nghĩa là nhân vật đơn tính cách hay nói cách khác, tính cách nhân vật nhất quán, vận động một chiều. Nhưng ở tiểu thuyết này, nhà văn đã xây dựng nhân vật có tính cách đa dạng, phức tạp, không nguyên phiến. Bên cạnh một con người độc ác, ta vẫn thấy ở Tây Môn Khánh thấp thoáng hình ảnh của một người cha rất mực thương con, một người chồng yêu vợ. Tố Quan ốm, Tây Môn Khánh không giấu nổi sự lo lắng: “Đáng lẽ phải mời lang y tới chứ con mẹ đó thì biết gì? Tưởng ca nhi vẫn không khỏi thì tôi sẽ lôi con mụ đó

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

lên sở đề hình cho một trận” (tr 296, chương 34, tập 1). Đặc biệt, tình cảm – sự yêu thương của Tây Môn Khánh đối với Bình Nhi được bộc lộ trọn vẹn khi Bình Nhi lâm bệnh. Qua lời nói của Tây Môn Khánh ta cảm nhận được tấm lòng dành cho người thiếp yêu. Trước khi lên kinh, Tây Môn Khánh ân cần dặn dò: “Tôi phải đi ít ngày, sẽ cố gắng để về sớm. Nàng ở nhà gắng điều trị cho hết bệnh” (tr 601, chương 56, tập 1). Tây Môn Khánh không ngại ngần bày tỏ tấm lòng mình: “Nàng ơi, tôi thương nàng thế nào chắc nàng cũng biết. Nàng bệnh tật ngặt nghèo thế này, tôi làm sao nỡ xa nàng (tr 4, chương 63, tập 2). Khi bệnh của Bình Nhi không thể cứu chữa được, chiếc đèn bản mệnh cũng tắt, pháp sư dặn không nên vào phòng Bình Nhi bởi có thể sẽ nguy hiểm đến bản thân nhưng Tây Môn Khánh không nghe “dù có phải chết mình cũng cứ vào để nói với nàng mấy câu” (tr 25, chương 63, tập 2). Ở đây tình thương, tình yêu đã vượt lên tất cả, có sức mạnh giúp con người bước qua ranh giới sống, chết. Cái chết của Bình Nhi là nhát dao cứa sâu vào tâm hồn Tây Môn Khánh: “Nàng bỏ tôi mà đi tức là cũng giết luôn cả tôi rồi đấy” (tr 28, chương 63, tập 2). Tự đáy lòng mình, Tây Môn Khánh muốn giữ mãi hình ảnh của người thiếp ấy, Môn Khánh nói với Lai An: “Ngươi xem ở đâu có họa sư tài ba thì mời lại đây vẽ cho lục nương một bức truyền thần” (tr 32, chương 63, tập 2) bởi “nàng là người thiếp mà tôi yêu quý nhất. Nay nàng khuất xa nhưng tôi vẫn muốn có hình ảnh của nàng để thỉnh thoảng ra vào nhìn cho đỡ nhớ” (tr39, chương 64, tập 2). Hình ảnh của Bình Nhi trở thành ngọn lửa ấm nồng thắp lên tình yêu trong con người Tây Môn Khánh.

Ở Tây Môn Khánh ta còn bắt gặp hình ảnh một con người hết lòng vì bạn bè. Tây Môn Khánh đối với Bá Tước không khác gì anh em ruột thịt. Bá Tước mượn tiền để làm tiệc, đề nghị làm giấy vay nợ, Tây Môn Khánh gạt đi: “Đã là huynh đệ với nhau thì vay nợ vay nần làm gì” (tr 111, chương 68, tập 2). Tây

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Môn Khánh cũng không ngại ngần bỏ tiền giúp Thường Trĩ Tiết mua nhà… Như vậy, Tây Môn Khánh là nhân vật có tính cách đa chiều; ở hắn ta gặp một con người vừa tàn nhẫn, xảo quyệt, tàn bạo, lại vừa có những tình cảm chân thành, đáng quý.

Tiếu Tiếu Sinh còn rất thành công khi khắc họa nhân vật Kim Liên. Là vợ cũ của Võ Đại, nàng cậy có nhan sắc, hành hạ người chồng lùn đến khốn khổ. Đó là con người chê chồng nhưng vẫn bám lấy đồng tiền lao động vất vả của chồng. Kim Liên xuất thân từ tầng lớp dưới của xã hội nhưng đã quên bẵng giai cấp xuất thân của mình. Tư tưởng hưởng lạc và chủ nghĩa cá nhân cực đoan chi phối từng lời nói của Kim Liên. Sự ích kỷ, nhỏ nhen, cá tính tranh cường hiếu thắng tạo thành nhân cách xấu xa, tráo trở. Kim Liên vô cùng khéo léo trong cách đối xử. Với Tây Môn Khánh, ả tỏ ra là một người biết điều, hết lòng chiều chuộng, cung phụng: “Chàng bảo gì tôi cũng làm theo hết, chỉ xin đừng thay lòng đổi dạ phụ bạc tôi” (tr 131, chương 13, tập 1). Đối với những người vợ khác, Kim Liên biết cách phân hóa, tìm cho mình thái độ đối xử riêng. Ả luôn biết cách tạo ra sự thuận lợi cho mình. Kim Liên nói xấu Huệ Liên và Tuyết Nga với nhau, còn mình thì đứng ở giữa “ngư ông đắc lợi”: “Con Huệ Liên nó bảo chị định tằng tịu với chồng nó nên nó mách gia gia. Vì vậy bữa trước gia gia tức giận đánh cho chị một trận… kiếm cớ đuổi Lai Vượng đi. Tất cả mọi chuyện đều do con Huệ Liên đó”, rồi ngay sau đó ả nói với Huệ Liên: “Tuyết Nga nói xấu ngươi không thiếu điều gì, nào là đầy tớ thay cho chủ, là thứ vợ đổi chồng” (tr 239 – 240, chương 27, tập 1).

Xuất thân từ địa vị dưới nhưng nhờ nhan sắc và sự ác độc (giết chồng) Kim Liên đã bước được vào nhà Tây Môn Khánh, vươn lên địa vị giàu sang. Là bà chủ, ả cho mình cái quyền chửi mắng người hầu, a hoàn thậm tệ. Kim Liên hung dữ độc ác, mở niệng là chửi người ta “đồ dâm phụ”. Kim Liên mắng Như Ý: “Con khốn nạn dâm dật này. Chủ mày vừa chết mày đã quyến

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

rũ chồng người” (tr 172, chương 73, tập 2), rồi mắng vợ Bôn Tứ: “Con vợ Bôn Tứ đúng là loài dâm phụ, nhìn cái mặt nó ướt thườn thượt đúng như mắt con dâm phụ vợ Hàn Đạo Quốc. Đúng là dâm phụ với nhau có khác” (tr 295, chương 79, tập 2). Khi Thu Cúc phát hiện chuyện đồi bại của ả với Kính Tế và kể với Tiểu Ngọc, Kim Liên mắng Thu Cúc: “Tao sai mày đi lấy cháo chứ có sai mày đi hớt lẻo chuyện nọ chuyện kia đâu hả. Độ này không ai động đến mày nên mày ngứa da ngứa thị lắm rồi hay sao”. Kim Liên dùng lời nói của mình để lấn lướt, áp đặt người khác, thỏa mãn bản tính của mình.

Đã có người từng nói: “Thêm một người Trái Đất sẽ chật hơn – Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt”, còn đạo Phật dạy người ta: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ”. Từ bao đời nay, tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng bởi mẹ là mật, là đường, là mía, là chuối, là yêu thương. Những ai không biết đến điều đó là một lỗi lầm, hơn cả một lỗi lầm, đó còn là một thiệt thòi. Nhưng ở Kim Liên, ta gặp hình ảnh của một người con quên mất ơn nghĩa đấng sinh thành. Phan bà nói với Xuân Mai: “Nó là đứa bất hiếu, bất nhân, vô ơn, vô nghĩa, nó là thứ oan gia của tôi” (tr 299, chương 79, tập 2).

Kim Liên sừng sổ với mẹ khi Phan bà ngăn ả đánh Thu Cúc: “Không liên can gì đến bà đừng có dính mũi vào đây, bà xéo vào trong đi, đừng có khéo lo cho thiên hạ… Muốn tốt đẹp thì ngày mai về nhà bà đi, kẻo ở đây phiền với tôi lắm” (tr 655, chương 59, tập 1). Mẹ xin tiền kiệu, ả lớn tiếng: “Tôi đào đâu ra tiền mà lần nào đến mẹ cũng đòi tiền… Muốn đến thì phải có tiền trả cho phu kiệu chứ” (tr 296, chương 79, tập 2). Ả nói với Kiều Nhi về mẹ mình:

“Hôm nay và mấy hôm nữa trong nhà toàn những khách là khách giàu có sang trọng ra vào, không cho bà lão về thì ở đây làm gì. Bà lão trông lôi thôi nghèo nàn cứ như con mụ vú già, thật là bực cả mình” (tr 301, chương 79, tập 2). Như vậy, trong mắt Kim Liên, mẹ - đấng sinh thành - chỉ như vật cản chướng mắt ả.

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Tuy vậy, đôi khi trong con người độc ác ấy ta vẫn bắt gặp một thanh âm – một hơi ấm tình người. Kim Liên thấy mủi lòng khi nghe chuyện của ông lão lau gương: “Bảo Xuân Mai múc một thăng cháo thịt ra đây để lão mang về cho vợ ăn”. Và khi nhận chiếc thoa bạc từ Tiểu Ngọc, Kim Liên thật tâm cảm động: “Ta cám ơn tình cảm của em” (tr 393, chương 86, tập 2).

Những cảm xúc ấy chính là những nốt nhạc trong trẻo, đáng trọng.

Lý Bình Nhi được Tây Môn Khánh cưới về làm lục nương trong phủ. Nàng biết chồng chung ai khéo chiều thì được, nàng đã chiếm được cả phần hồn của kẻ hiếu sắc. Bình Nhi biết cách xử thế, mặc dù rất ích kỷ, ham mê thú vui nhục thể, nhưng vẫn luôn tỏ ra là kẻ trang nhã cao sang. Bình Nhi phản bội chồng ngay khi vẫn chung sống. Khi Hoa Tử Hư gặp nạn, Bình Nhi nói với Tây Môn Khánh: “Trước sau gì tôi cũng là vợ chàng” (tr 143, chương 15, tập 1). Nàng bỏ qua liêm sỉ của bản thân: “Xin chàng rủ lòng thương, em góa bụa giờ đây không còn nơi nương tựa, chỉ biết trông cậy vào chàng, xin chàng đừng chê, em nguyện làm phận con ăn kẻ ở” (tr 153, chương 17, tập 1). Nhưng trong thẳm sâu con người ấy ta gặp hình ảnh một người mẹ hết lòng thương con. Tố Quan chết, Bình Nhi nghẹn ngào nức nở: “Con ơi, con giết mẹ rồi. Cho mẹ chết theo con với, mẹ chẳng thể nào mà sống thiếu con được đâu” (tr 679, chương 60, tập 1). Nỗi đau mất con trở thành vết thương không bao giờ lành miệng, nỗi đau ấy như cào gai xát muối, như ngọn lửa thiêu đốt tâm hồn nàng: “Sao lại định đem ca nhi đi ngay như thế? Đại nương thử sờ xem người nó còn nóng không?” (tr 680, chương 60, tập 1).

Bình Nhi thốt lên chua xót: “Con ơi, sao mẹ lại khổ thế này” (tr 680, chương 60, tập 1). Có nỗi đau nào hơn nỗi đau mất con? Và người mẹ phải chịu nỗi đau này thực sự đã chết nửa cuộc đời.

Xuân Mai vốn xuất thân từ phận nghèo hèn, sống cuộc sống tôi đòi, nhưng vì có nhan sắc, được Tây Môn Khánh để ý, Xuân Mai trở thành người

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

thiếp không chính thức của Tây Môn Khánh. Xuân Mai xử thế rất thành thạo nàng vừa học được cái gian ngoan của Kim Liên, lại học được cái phóng đãng của Tây Môn Khánh. Con người này có hai mặt tàn bạo và chút mủi lòng. Khi còn là a hoàn ở nhà Tây Môn Khánh, Xuân Mai tự coi mình ở địa vị trên, ả không tiếc lời mắng a hoàn khác. Xuân Mai mắng Thu Cúc: “Sao mày mất tăm mất tích thế con khốn? Mày để gia gia phải đợi lâu, còn phiền tao đi giục mày nữa” (tr 116, chương 12, tập 1) và lên mặt dạy người khác: “Làm đầy tớ thì phải kín miệng, giữ cho chủ để chuyện trong không ai biết, chuyện ngoài không được hay”. Khi oai phong đã lớn, nàng dựa vào uy lực của chồng tỏ cho mọi người biết “cái gan của bà lớn”, Xuân Mai tàn nhẫn hết mức. Tuyết Nga trước đây là chủ, nàng là người hầu; khi đã là vợ quan to, nàng mua Tuyết Nga về làm người hầu, hành hạ đủ điều. Tuyết Nga nấu cháo bưng lên, nàng vội ăn bát cháo nóng, thế là Xuân Mai sai lính bắt Tuyết Nga cởi trần đánh ba mươi trượng. Tuyết Nga thà chết chứ không chịu cởi trần vì xấu hổ. Chu Thủ Bị vừa về thấy thế, chỉ xin Xuân Mai cho được để áo mà đánh, Xuân Mai thét lên như một con điên: “Can ngăn ta thì ta sẽ giết ca nhi rồi thắt cổ tự tử theo, muốn bênh con tiện tì đó thì giữ nó lại để ta chết cho xong”(tr 508, chương 94, tập 2).

Tuy thế, ở Xuân Mai ta vẫn thấy hình ảnh một con người có tình. Về làm vợ Chu Thủ Bị, nàng vẫn không quên Kim Liên: “Tôi và ngũ nương yêu

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật thị dân trong kim bình mai của tiếu tiếu sinh (Trang 39)