Khái niệm nhân vật văn học

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật thị dân trong kim bình mai của tiếu tiếu sinh (Trang 32)

7. Bố cục của khóa luận

2.1. Khái niệm nhân vật văn học

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu và quan niệm khác nhau về nhân vật của các tác phẩm văn chương:

- Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mang tính lịch sử. Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người” [4, 235].

- Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng [6, 277].

Như vậy, nhân vật văn học chính là con người trong tác phẩm văn học, là đứa con tinh thần, là máu thịt của nhà văn, để qua đó nghệ sĩ thể hiện quan điểm thẩm mĩ và lý tưởng thẩm mĩ của mình về cuộc đời và con người. Nhân vật là người dẫn người đọc vào thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ lịch sử nhất định. Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau. Đó có thể là con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật; hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Khái niệm nhân vật văn học có khi được sử dụng ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ là

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Chẳng hạn nói nhân dân là nhân vật chính của Chiến tranh và hòa bình (L.Tônxtôi), thời gian là nhân vật chính trong các sáng tác của Sêkhôp, chiếc quan tài là nhân vật chính trong truyện

Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan... nhưng chủ yếu nhân vật văn học là hình tượng con người trong tác phẩm.

Nhân vật văn học là hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra. Thông thường đó là một cái tên như Trương Phi, Chí Phèo, Tnú…Thứ đến là các dấu hiệu tiểu sử, nghề nghiệp hoặc đặc điểm riêng như chàng mồ côi, hai anh em sinh đôi, anh chàng có bộ mặt cười, người tù khổ sai… Sâu hơn là các đặc điểm tính cách như ông tư sản học làm quý tộc, thằng đạo đức giả. Các dấu hiệu, đặc điểm ấy thường được đúc kết thành các “công thức” giới thiệu nhân vật và được chứng thực trong các mối quan hệ, được bộc lộ, phát triển hoặc điều chỉnh trong các xung đột, và cuối cùng chúng ta có một hình tượng hoàn chỉnh về một nhân vật văn học. Khác với nhân vật trong hội họa, điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động có tính cách bộc lộ dần dần trong không gian và thời gian mang tính chất quá trình. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nhân vật văn học ngoài chức năng quan trọng là phương tiện để nhà văn gửi gắm ý tưởng nghệ thuật của mình nó còn có vai trò quyết định phần lớn tới những yếu tố hình thức của tác phẩm văn chương.

Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật là xem xét cách nhà văn thể hiện làm cho nhân vật hiện lên chân thực, sinh động trước sự hình dung của bạn đọc về loại hình cũng như tính cách. Tùy vào thể loại, sở trường của nghệ sĩ mà nhân vật được thể hiện bằng cách riêng, độc đáo.

2.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật thị dân trong Kim Bình Mai

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

Trong lịch sử phát triển văn học đã xuất hiện và tồn tại nhiều kiểu cấu trúc nhân vật đa dạng; trong đó có nhân vật loại hình. Nhân vật loại hình trước hết là nhân vật văn học. Bên cạnh đó, do tính chất loại hình mà nhân vật phản ánh, nên nhân vật loại hình còn có một số phẩm chất có thể khái quát được một loại tính cách, phẩm chất hoặc một loại người nào đó trong xã hội. Tuy hạt nhân của khái niệm nhân vật loại hình là yếu tố loại, song không thể bỏ qua sự chân thực sinh động của cá tính nhân vật. Có như vậy nhân vật loại hình mới trở thành nhân vật văn học.

Hình tượng nhân vật thị dân trong Kim Bình Mai tuy là nhân vật loại hình nhưng đã được cá tính hóa một bước khiến cho nhân vật trở nên phức tạp hơn, sinh động hơn và đạt đến mức “tính cách hóa” chứ không chỉ dừng lại ở mức “loại hình hóa”. Trước Kim Bình Mai, nhân vật đều khác thường hoặc thánh thiện anh hùng, hoặc quỷ trá gian hùng. “Nói như Lỗ Tấn tính cách chỉ có hai màu, hoặc trắng hoặc đen trong khi cuộc đời có vô số màu sắc. Phải đợi đến Kim Bình Mai mới có một trang văn nhân học sĩ mà lại kiêm nhà

buôn; cũng hay chữ, cũng nói nhân nghĩa nhưng không từ chối lạc thú vật chất, đặc biệt là đời sống tình dục” [10, 58]. Sự chuyển biến này tạo bước cách tân cho văn học, “nhân vật trong tiểu thuyết sống một cách tự nhiên và lãnh đủ tất cả những nếm trải trong cuộc đời” [7, 121].

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật thị dân trong kim bình mai của tiếu tiếu sinh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)