Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật thị dân trong kim bình mai của tiếu tiếu sinh (Trang 34)

7. Bố cục của khóa luận

2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

“Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ hình dáng, diệm mạo, trang phục, cử chỉ tác phong… tóm lại là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật” [3, 135]. Nhà văn có thể khắc họa ngoại hình nhân vật một cách trực tiếp thông qua ngôn ngữ người kể chuyện, cũng có khi được miêu tả gián tiếp thông qua ngôn ngữ hoặc cái nhìn của một nhân vật khác trong tác phẩm. Ngoại hình nhân vật có thể được nhà văn miêu tả tập trung trong một đoạn văn ngắn gọn, nhưng cũng có thể được miêu tả một cách rải

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

rác, xen kẽ giữa các chương, đoạn, qua những tình huống và hoạt động khác nhau của nhân vật. Đó có thể là những nét toàn thân hoặc chỉ là một đặc điểm nổi bật nhất trong diệm mạo của nhân vật.

Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Tiếu Tiếu Sinh đã sử dụng đa dạng nhiều cách thức nhưng chủ yếu là bút pháp ước lệ tượng trưng, gợi nhiều hơn tả. Chính điều này làm cho nhân vật hiện lên chân thực, sinh động, tạo yếu tố bất ngờ cho độc giả.

Cùng lời kể của tác giả, nhân vật Tây Môn Khánh hiện lên thật cụ thể:

“Năm chính Hòa đời Huy Tông nhà Tống ở huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông có một thanh niên trạc hai mươi sáu hai mươi bảy tuổi tên gọi Tây Môn Khánh. Đó là một người tướng mạo cực kỳ khôi ngô” (tr 20, chương 1, tập 1). Chân dung Tây Môn Khánh rõ nét hơn qua lời của Ngô thần tiên

“đầu tròn cổ ngắn là người có phúc, tướng anh hào, đôi mắt thư hùng thể hiện tính tình gian trá” (tr 263, chương 30, tập 1). Tác giả tập trung miêu tả đôi mắt làm căn cứ để khái quát tính cách nhân vật.

Hay như Võ Tòng, qua ngòi bút của Tiếu Tiếu Sinh “là một tráng sĩ hùng dũng lẫm liệt khoảng hai mươi lăm tuổi khôi ngô tuấn tú, thân dài bảy thước, vai hùm lưng gấu, hai mắt như sao” (tr 31, chương 1, tập 1). Bằng vài dòng ngắn gọn, với biện pháp so sánh được sử dụng dày đặc, nhà văn đã vẽ hoàn chỉnh bức chân dung của một tráng sĩ – một người hùng.

Nét độc đáo làm nên dấu ấn của Kim Bình Mai là sự miêu tả các nhân vật nữ. Ngòi bút của văn nhân không tả nhiều mà thiên về gợi tạo hiệu quả thẩm mĩ tối đa. Những nhân vật nữ trong thiên tiểu thuyết này mang vẻ đẹp tuyệt mĩ, có sức cuốn hút mê hồn.

Nếu coi mỗi nhân vật nữ trong Kim Bình Mai là một bông hoa thì mỗi bông hoa lại mang một vẻ đẹp, nét quyến rũ riêng, không bị lẫn vào nhau. Và có lẽ Kim Liên là bông hoa lộng lẫy nhất. Ngay từ nhỏ “chín tuổi bị mẹ bán

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

vào phủ Vương Chiêu Tuyên… Năm mười tám tuổi vô cùng xinh đẹp, được Đại Hộ nạp làm thiếp”(tr 33, chương 1, tập 1). Qua ngòi bút của tác giả, bức chân dung Kim Liên hiện lên thật rực rỡ, sắc đẹp ấy không chỉ khiến Tây Môn Khánh sững sờ khi lần đầu nhìn thấy mà còn làm xáo trộn ý nghĩ những hòa thượng chùa Báo Ân: “Bọn hòa thượng nhìn thấy sắc đẹp của Kim Liên thì lòng dạ rối bời, quên cả tụng kinh niệm phật” (tr 102, chương 9, tập 1). Sắc đẹp của Kim Liên trở thành vũ khí, thành phương tiện để nàng vươn tới cuộc sống vương giả trong một gia đình giàu có. Tây Môn Khánh cưới Kim Liên về, nàng ra chào hỏi các vợ: “Vợ lớn, vợ bé, vợ trước, vợ sau thầm trộm ngắm, so sánh ganh tị với nhau. Ai nấy đều muôn phần xinh đẹp, mỗi người một vẻ, nhưng so với Kim Liên tất cả đều thua kém” (tr 105, chương 10, tập 1).

Bên cạnh Kim Liên, Bình Nhi cũng là nhân vật được tác giả tập trung miêu tả cụ thể, chi tiết. Bình Nhi mang vẻ đẹp say đắm, quyến rũ không kém Kim Liên. Khi ra mắt quan khách nhà Tây Môn Khánh “Bình Nhi trang điểm cực lỳ lộng lẫy, mặc áo đai hồng ngũ sắc, quần thêu kim tuyến long lanh, trên đầu châu ngọc giắt đầy, lưng thắt dây bạch ngọc, chân đi hài uyên ương, yểu điệu uyển chuyển như một tiên nữ làm quan khách ngây ra ngắm nhìn” (tr 191, chương 21, tập 1). Trước một nhan sắc kiều diễm như vậy, bao người không thể cầm lòng; ngay cả lúc ốm vẻ đẹp ấy vẫn không giảm bớt, suy chuyển, khi Nhiệm y quan bắt mạch “nhìn vào thấy Bình Nhi quả là một trang tuyệt sắc giai nhân thì sững sờ mất một lúc mới định thần lại được. Tuy đau ốm triền miên nhưng Bình Nhi vẫn muôn phần xinh đẹp. Thật đúng là:

Khuôn trăng như đóa hoa tươi Nét mày như liễu, nét môi như đào”.

Xuân Mai là nhân vật được tác giả dành cho số lượng trang viết khá nhiều. Dưới ngòi bút văn nhân, Xuân Mai hiện lên là người “xinh đẹp”. Vẻ

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

đẹp ấy đã khiến cuộc đời nàng có nhiều biến đổi. Nhờ sắc đẹp, Xuân Mai chinh phục được Tây Môn Khánh, để rồi tuy bề ngoài là một a hoàn không danh phận nhưng nàng lại giống một người thiếp không chính thức của Tây Môn Khánh. Sau này, cũng chính nhờ sắc đẹp ấy mà Xuân Mai trở thành một mệnh phụ phu nhân giàu sang phú quý, quyền uy tột đỉnh.

Là người thiếp thứ ba của Tây Môn Khánh, Mạnh Ngọc Lâu mang vẻ quyến rũ khác thường. Lần đầu nhìn thấy nàng, Tây Môn Khánh đã ngây người trước sắc đẹp ấy bởi “nàng ta đẹp tuyệt trần, mặt hoa da phấn, mắt phượng long lanh, thật là muôn phần diễm lệ”. Dung nhan ấy được tác giả ví von, so sánh như hoa như ngọc:

“Dung nhan như đóa hoa mai Má hồng mày liễu khó ai sánh cùng”.

Những cô đầu, con hát trong tác phẩm cũng được tác giả xây dựng có ngoại hình thật đẹp, thật quyến rũ. Quế Thư “tuy ít tuổi nhưng nhan sắc hơn người, dáng điệu phong nhã, cử chỉ tự nhiên dịu dàng, giọng hát thoảng như hơi gió, tiếng ca bay vút ngàn mây… khiến cho người nghe như ngây như dại chập chờn bay tới chốn thần tiên” (tr 121, chương 12, tập 1). Còn Ái Nguyệt thì tuy “trang điểm đơn sơ nhưng vẻ thanh xuân lồ lộ”, vẻ đẹp của nàng được tác giả so sánh “là một nàng tiên bằng xương bằng thịt vô cùng xinh đẹp” (tr 668, chương 60, tập 1).

Những mĩ nữ, mỗi người một vẻ như những đóa hoa đua nhau khoe sắc. Trong tác phẩm ta còn bắt gặp hình ảnh Nguyệt nương - một người phụ nữ với những nét đẹp truyền thống. Qua lời Ngô thần tiên, nàng hiện lên là một người “mắt sáng như vầng trăng… môi như son hồng…tiếng nói trong trẻo” (tr 263, chương 30, tập 1). Vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của một người vợ đoan chính, nết na, hiền thục – vẻ đẹp của viên ngọc quý vô ngần.

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

người phụ nữ đó là đôi chân. Nó biểu trưng cho cái đẹp, là niềm tự hào của người phụ nữ. Khi nhắc đến Kim Liên, mụ Vương kể: “Cô ta tên là Kim Liên do có đôi bàn chân rất nhỏ, chưa quá ba tấc, vì người ta thường nói tam thốn Kim Liên” (tr 57, chương 3, tập 1). Đôi bàn chân ấy trở thành điểm nhấn cho vẻ đẹp người nữ. Chẳng thế mà khi cùng Kim Liên uống rượu, Tây Môn Khánh “tháo chiếc hài nhỏ xíu của Kim Liên, đổ vào đó đầy rượu rồi đưa lên miệng uống”. Kim Liên vô cùng sung sướng “chàng thấy chân em có nhỏ xinh không? Em chẳng thấy nó xinh chút nào” (tr 90, chương 7, tập 1). Và rồi không biết tự bao giờ hình ảnh đôi bàn ngọc ấy trở thành sợi dây níu giữ, trở thành nỗi ám ảnh đối với người nghệ sĩ. Nhà văn đã khơi gợi hình ảnh đôi chân nhỏ xinh của Ngọc Lâu chỉ bằng vài dòng ngắn gọn, khi nàng mời trà Tây Môn Khánh “gấu quần lộ ra đôi hài nhỏ xíu không quá ba tấc” (tr 93, chương 8, tập 1). Đôi gót sen ấy tạo sức hút đối với người đàn ông: Tây Môn Khánh nói với Huệ Liên: “Thật không ngờ chân nàng còn nhỏ hơn cả chân Kim Liên”. Đôi bàn chân trở thành căn cứ, thước đo, thang bậc so sánh vẻ đẹp của người phụ nữ; khơi gợi về một miền ký ức xa xôi khi con người kiếm tìm những kỉ niệm. Như vậy, hơn cả sắc đẹp, đôi chân là biểu trưng cho nữ tính, cho sự quyến rũ, để lại dấu ấn trong từng trang sách, đi thẳng vào tâm trí con người.

Làm nên nét quyến rũ, bí ẩn cho người phụ nữ không chỉ có vẻ đẹp của hình thể mà còn có cả mùi hương. Nếu như sắc đẹp chỉ mới tác động đến đôi mắt thì hương thơm lan tỏa tới tận tim. Và chính mùi hương ấy tạo nên ma lực hấp dẫn người đàn ông, giữ người đàn ông bên cạnh người phụ nữ.

Vẻ đẹp thiên phú của Mạnh Ngọc Lâu khiến Tây Môn Khánh ngẩn ngơ , còn mùi hương lại khiến hắn ngây ngất: “Lát sau có mùi xạ hương phảng phất, tiếng bước chân nhè nhẹ…Mạnh Tam Nương yểu điệu bước ra” (tr 92, chương 8, tập 1). Chỉ mùi hương phảng phất trong không gian cũng lay động

Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2

tâm trí con người. Dường như mùi hương bay theo bước chân người đẹp:

“Bình Nhi bước ra… mùi dạ lan xông lên ngào ngạt” (tr 191, chương 21, tập 1). Mùi hương tác động tới khứu giác, lan tỏa tới khối óc, con tim, góp phần khơi gợi những đam mê. Khi Tây Môn Khánh tới nhà Ái Nguyệt, “vừa uống trà vừa đưa mắt nhìn, khắp gian phòng thoang thoảng mùi hương quyến rũ” (tr 668, chương 60, tập 1). Hương thơm làm người ta mê mẩn, bần thần “Tây Môn Khánh bước vào thấy Lâm thái thái ngồi trên tràng kỉ… toàn căn phòng toát lên mùi lan xạ ấm áp vô cùng” (tr 137, chương 70, tập 2). Và hơn tất cả, mùi hương còn gợi kỷ niệm – gợi nhớ. Tây Môn Khánh mơ thấy Bình Nhi, khi tỉnh dậy “mùi hương như vẫn còn phảng phất xung quanh” (tr 166, chương 72, tập 2). Hai con người, hai thế giới cách biệt vẫn có sợi dây vô hình – mùi hương trở thành sợi nhớ, thành chiếc cầu nối liền; xóa nhòa khoảng cách không gian, phá tan ranh giới giữa sự sống và cái chết.

Trong Kim Bình Mai, bên cạnh những nhân vật có ngoại hình đẹp, ta vẫn bắt gặp hình ảnh những con người xấu xí, kì dị, đặc biệt. Những nhân vật này rất ít (bề ngoài xấu xí có Võ Đại, hình dung kì dị có vị sư ở chùa Vĩnh Phúc) nhưng đóng vai trò quan trọng trong mạch truyện.

Một phần của tài liệu Hình tượng nhân vật thị dân trong kim bình mai của tiếu tiếu sinh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)