2.8.2.1. Phương pháp lấp đứng
Dùng vật liệu (đất, đá, khối bê tông, bó cành cây) đắp từ bờ bên này sang bờ bên kia hoặc đắp từ hai bờ tiến vào giữa cho đến khi dòng chảy bị chặn lại và dẫn qua nơi khác.
Phương án này có ưu điểm là không cần cầu công tác, công tác chuẩn bị đơn giản, rẻ tiền, nhanh chóng. Nhưng phạm vi hoạt động hẹp, tốc độ thi công chậm, lưu tốc trong giai đoạn cuối khả năng rất lớn gây cho công tác ngăn dòng thêm khó khăn, phức tạp. Vì lẽ đó nên dùng ở nơi có nền chống xói tốt. Còn lấp từ bờ này sang bờ kia hay đắp từ hai bờ tiến vào giữa còn tuỳ thuộc vào công việc cung cấp, chuyển vật liệu vào.
2.8.2.2. Phương pháp lấp bằng
Đổ vật liệu đắp đập ngăn dòng trên toàn bộ chiều rộng cửa ngăn dòng cho tới khi đập nhô lên khỏi mặt nước. Do đó thời gian chuẩn bị phải bắc cầu công tác hoặc cầu nổi để vận chuyển vật liệu.
Phương pháp này tuy tốn vật liệu, nhân lực và thời gian làm cầu công tác nhưng lại có ưu điểm là diện công tác rộng, tốc độ thi công nhanh, ngăn dòng tương đối dễ dàng vì lưu tốc sinh ra trong quá trình ngăn dòng nhỏ hơn so với phương pháp lấp đứng.
2.8.2.3. Phương pháp lấp hỗn hợp
Lúc đầu lưu tốc còn nhỏ thì dùng phương pháp lấp đứng để đắp dần từ bờ bên này sang bờ bên kia hoặc hai bên bờ tiến vào giữa. khi lưu tốc tương đối lớn thì dùng cầu nổi, áp
dụng phương pháp lấp bằng hoặc vừa lấp bằng vừa lấp đứng để trong một thời gian ngắn nhất đập ngăn dòng nhô ra khỏi mặt nước.