San, đầm và dưỡng hộ bê tông

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước Đầm Hạ nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Quảng An và Quảng Lợi huyện Đầm Hà Tỉnh Quảng Ninh (thuyết minh + bản vẽ) (Trang 64)

THI CÔNG CÔNG TRÌNH CHÍNH – TRÀN XẢ LŨ 3.1 Phân tích tài liệu điều kiện thi công

3.7.6. san, đầm và dưỡng hộ bê tông

3.7.6.1. Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông

Công tác chuẩn bị: Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra các vấn đề sau: + Vị trí, kích thước và sự ổn định của ván khuôn.

+ Vị trí, kích thước, chất lượng, số lượng của cốtthép và khoảngcách bảo vệ. + Vị trí, chất lượng của vật liệu, thiết bị chôn sẵn trong ván khuôn

+ Số lượng, chất lượng của các loại vật liệu máy móc thiết bị dùng cho đổ bê tông, hiện trường thi công.

+ Sử lý khe thi công.

3.7.6.2. Phương pháp đổ bê tông

* Trong thực tế thường dùng một số phương pháp đổ bê tông như sau:

- Đổ bê tông lên đều từng lớp: Phương pháp này thường để đổ những công trình bê tông khối lớn như đập bê tông, trạm bơm lớn, cống đồng bằng... những công trình có diện tích khoảnh đổ nhỏ hoặc có năng suất trạm trộn và cường độ vận chuyển lớn.

- Đổ bê tông theo lớp nghiêng: Phương pháp này thường để đổ bê tông những khoảnh đổ có chiều ngang nhỏ nhưng chiều chiều dài lớn như đổ bê tông bản đáy, móng, trụ pin, tường... Yêu cầu chiều cao khoảnh đổ < 1,5m, góc nghiêng của mặt bê tông ≤ 110.

- Đổ theo kiểu bậc thang: phương pháp này thường dùng để đổ bê tông cho những khoảnh đổ có diện tích rộng như bê tông bản đáy, bê tông móng... Phương pháp này có chiều cao khoảnh đổ lớn hơn phương pháp lớp nghiêng.

* Yêu cầu kỹ thuật:

Yêu cầu kỹ thuật khi đổ bê tông là đảm bảo cho bê tông không phát sinh khe lạnh, không có hiện tượng phân tầng, phân cỡ.

Để bê tông không phát sinh khe lạnh có thể sử dụng công thức sau để xác định diện tích khoảnh đổ:

Ft.tế ≤ [F] = kN t(1 t2)

h

(m2)

Trong đó: F- diện tích bề mặt bê tông đang đổ (m2), được xác định theo phương pháp đổ bê tông và điều kiện cụ thể của hiện trường.

k- hệ số trở ngại khi vận chuyển, k<1 N- năng suất thực tế của trạm trộn (m3/h) t1- thời gian ninh kết ban đầu của bê tông (h)

t2 - thời gian vận chuyển bê tông từ trạm trộn nơi đổ (h) h - chiều dày của một lớp đổ bê tông (m)

3.7.6.3. Lựa chọn phương pháp đổ

a) Phương pháp đổ theo lớp nghiêng:

Các khoảnh 1, 2, 3.1, 3.2, 6, 22.1, 22.2, 27.1, 27.2, 30.1, 30.2, 30.3, 30.4, 34, 37.1, 37.2, 38, 39, 40, 41, 42.1, 42.2, 43.1, 43.2, 44.1, 44.2, 45.1, 45.2 là những khoảnh đổ có diện tích khá rộng và có chiều cao khoảnh đổ <1,5 m nên ta chọn phương pháp đổ lớp nghiêng cho các khoảnh này. Trong các khoảnh trên ta nhận thấy khoảnh 22.1, 22.2(bản đáy bể tiêu năng 1 đoạn) là khoảnh có diện tích lớn nhất nên ta chỉ kiểm tra điều kiện không phát sinh khe lạnh cho khoảnh này. Nếu điều kiện không phát sinh khe lạnh của khoảnh này thoả mãn thì các khoảnh khác cũng thoả mãn.

Ta kiểm tra điều kiện không phát sinh khe lạnh theo công thức: Ft.tế ≤ [F] = kN t(1 t2) h − B = 32,75 m H = 1 m 11 0.3

Hình 3 – 4: Sơ đồ phương pháp đổ lớp nghiêng

Ta chọn góc nghiêng là 110 ⇒ Ft.tế = 0

. 21.1

110,06 sin11 0,1908

L H = = m2

k - hệ số trở ngại khi vận chuyển, k<1. Chọn k = 0,9 N - năng suất thực tế của trạm trộn (m3/h), N = 24,76 m3/h

t1- thời gian ninh kết ban đầu của bê tông (h), t1=1,5 (h)

t2- thời gian vận chuyển bê tông từ trạm trộn nơi đổ (h), t2 = 60 (s) = 0,017 (h) h- chiều dày của một lớp đổ bê tông (m)

[F] = 24,76.0,9.(1,5 0, 017) 110,16 0,3

− =

m2

⇒ FT.tế≤ [F] . Vậy điều kiện không phát sinh khe lạnh được thoả mãn. b) Phương pháp đổ lên đều từng lớp:

Theo “ Quy phạm kỹ thuật thi công, nghiệm thu các kết cấu bê tông và nghiệm thu bê tông cốt thép ”. Thời gian giãn đoạn giữa các lớp đổ không nên nhỏ hơn 40 phút để hỗn hợp bê tông lún và không vượt quá thời gian ninh kết ban đầu.

Kiểm tra theo điều kiện không phát sinh khe lạnh cho các khoảnh 4, 5.1, 5.2, 5.3, 7, 8, 9.1, 9.2, 9.3, 10.1, 10.2, 10.3, 11, 12, 13, 14.1, 14.2, 15.1, 15.2, 16.1, 16.2, 17.1, 17.2, 18.1, 18.2, 19.1, 19.2, 20.1, 20.2, 20.3, 20.4, 21.1, 21.2, 23.1, 23.2, 24.1, 24.2, 25.1, 25.2, 26, 28.1, 28.2, 29.1, 29.2, 31.1, 31.2, 33.1, 33.2, 33. Ta tiến hành kiểm tra khoảnh 19.1, 19.2(tường ngưỡng tràn phần 2)là khoảnh có diện tích lớn nhất, nếu khoảnh này không phát sinh khe lạnh thì các khoảnh khác cũng đảm bảo điều kiện không phát sinh khe lạnh.

L = 24,55 m 0, 0, 4 B = 2,4 m H = 6 m B = 3 m

Hình 3 – 5: Sơ đồ đổ bê tông theo phương pháp lên đều từng lớp

FT.tế = B . L = 3.24,55 73, 65= m2 [F] = . .(1 2) 24,76.0,9. 1,5 0,017( ) 82,62 0, 4 k N t t h − − = = m2

⇒ FT.tế≤ [F] . Vậy điều kiện không phát sinh khe lạnh được thoả mãn.

3.7.6.4. Công tác san đầm bê tông

a) San bê tông:

Phương pháp và thao tác san bê tông chính xác có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bê tông. Để giảm bớt công tác san bê tông, khi đổ bê tông vào khoảnh đổ chú ý đổ bê tông cho đều. Đổ bê tông đến đâu tiến hành san ngay đến đó đảm bảo cho bê tông không bị phân tầng phân cỡ, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, tránh va đập và cốt thép, ván khuôn…

Đối với những khoảnh đổ ở vị trí thấp hoặc với khoảnh đổ có diện tích rộng, khi đổ bê tông ta sử dụng dụng cụ thủ công như cuốc xẻng để san, bê tông đổ đến đâu yêu cầu san đến đó khi san không để bê tông phân cỡ phân tầng.

Đối với những khoảnh đổ trên cao, có diện tích nhỏ, khoảng cách cốt thép tương đối dày như trụ pin, tường, cột ta sử dụng máy đầm để san, chú ý không cắm thẳng đầm vào giữa đống vữa bê tông mà cắm nghiêng bên cạnh. Cần khống chế thời gian rung của đầm khong nên quá 15 phút và khoảng cách san bê tông ra không nên quá lớn để tránh hiện tượng phân cỡ.

b) Đầm bê tông:

* Mục đích của việc đầm bê tông.

Đầm bê tông là công tác đảm bảo cho bê tông đồng nhất, tăng độ chặt, cường độ bê tông, không còn hiện tượng rỗng bên trong và rỗ bên ngoài, tạo điều kiện cho bê tông bám chắc vào cốt thép và tăng khả năng chống thấm, xâm thực cho bê tông.

+ Yêu cầu đầm đúng kỹ thuật không được đầm sót. Quá trình đầm cần theo một trình tự nhất định.

+ Đầm bê tông phải từ dưới thấp trước, trên cao sau. Khi đổ bê tông theo lớp nghiêng hoặc mặt dốc cần đầm bê tông từ chân dốc trước, khi đầm bao giờ cũng giữ cho mặt bê tông là một mặt phẳng nằm ngang.

* Đối với đầm chày:

+ Khi đầm cần phải thẳng góc với mặt bê tông. Để đảm bảo sự liên kết giữa các lớp bê tông cần cắm sâu vào lớp trước từ (5 ÷10)cm. Do vậy chiều dày của lớp không được vượt quá 0,8 chiều dài của bộ phận công tác của đầm.

+ Muốn cho bê tông được đầm đều ta nên bố trí theo hình hoa mai.

+ Khoảng cách giữa các vị trí đầm, từ đầm tới mặt ván khuôn không được lớn hơn 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm.

R: Bán kính tác dụng của đầm. h: Chiều dày lớp đổ bê tông.

a: Khoảng cách từ ngoài bán kính tác dụng của đầm nén tới mép dốc lớp bê tông đang đổ

+ Khi đầm yêu cầu cắm nhanh và rút chậm để tránh bê tông bị phân cỡ và tập trung tạo thành lỗ cục bộ chỉ có vữa xi măng. Thời gian đầm tại một vị trí bảo đảm bê tông đủ chặt. Dấu hiệu chủ yếu để nhận biết là hỗn hợp bê tông ngừng lún và xuất hiện lớp vữa xi măng trên mặt, không còn bọt khí nổi bên trong vùng tác dụng của đầm. Thời gian đầm tại một vị trí từ 30 ÷ 40 giây dựa vào tính dẻo của vữa bê tông.

+ Không được đặt trực tiếp máy đầm lên hoặc cho đầm chày chạm vào cốt thép khi máy đang hoạt động.

+ Khi đầm bê tông ở những góc thì khoảng cách bộ phận công tác của máy đầm đến mặt ván khuôn không được lớn hơn 5 ÷ 10 cm. Ngoài ra cần chú ý đầm kỹ nơi có nhiều cốt thép và góc ván khuôn, không được chạm vào cốt thép và ván khuôn.

* Đối với đầm bàn (mặt).

+ Bước di chuyển của đầm mặt phải đảm bảo phủ nên lớp đi trước khoảng từ 10 ÷ 22 cm.

+ Thời gian đầm tại mỗi vị trí từ 30 ÷ 60 giây. c) Chọn và tính số lượng máy đầm:

Dựa vào kích thước của khối đổ và tính năng của từng loại máy đầm, loại công trình. Ta chọn đầm chày trục mềm đối với những khoảng có nhiều cốt thép, kích thước mỏng nhưng cao như tường cánh, tường ngưỡng tràn ...và đầm bàn dùng để đầm cho phẳng như bê tông lót ...Tra “sổ tay chọn máy thi công” của tổng công ty xây dựng Sông Đà ta chọn như sau:

* Chọn và tính số lượng đầm chày trục mềm. Ta chọn đầm chày trục mềm: C – 376

- Các thông số kỹ thuật của đầm chày C – 376 + Là loại động cơ lồng sóc.

+ Công suất: 0,2 ÷ 0,3 KW + Vòng quay: 3600 vòng/phút. + Điện thế: 36 V

+ Tần số chấn động: 1 phút = 8600. + Chiều dài chày: 490 mm.

+ Đường kính chày: 54 ÷ 70 mm. + Bán kính tác dụng: 30 ÷ 45 mm.

+ Chiều sâu đầm: 300 mm. + Chiều dài trục mềm: 3000 mm. + Đường kính trục: 30 mm. + Năng suất: 7 m3/h. + Trọng lượng chày: 5,2 ÷ 7,8 kg. - Tính số máy đầm: Áp dụng công thức d N n= ∏ Trong đó: n: Số máy đầm.

N: Năng suất thực tế của trạm trộn: 24,76 m3/h.

Πd : Năng suất của đầm: 7m3/h.

24, 76 3,54

7

n= =

Vậy số máy đầm ta chọn là 4 chiếc để sử dụng và 1 chiếc dự trữ. * Chọn và tính số lượng đầm bàn.

Ta chọn máy đầm bê tông kiểu chấn động bề mặt: U – 7

Thông số kỹ thuật của máy đầm bê tông kiểu chấn động bề mặt U – 7 + Công suất: 0,4 kw + Điện thế: 36 V + Số vòng quay: 2850 vòng/ phút + Lực chấn động: 340 KG + Kích thước tấm đáy Dài: 900 mm; Rộng: 400 mm; + Kích thước bề ngoài. Dài: 950 mm; Rộng 550 mm; Cao: 270 mm + Năng suất máy: 7 ÷ 10 m3/h

+ Chiều sâu đầm: 25 cm. + Trọng lượng máy: 44 kg

+ Trọng lượng không bản đáy: 20 kg. Tính toán số lượng máy đầm: Áp dụng

d N n= ∏ Trong đó: n: Số máy đầm.

N: Năng suất thực tế của trạm trộn: 24,76 m3/h.

Πd : Năng suất của đầm: 9 m3/h.

24,76 2,75

9

n= =

Vậy số máy đầm U - 7 ta cần là: 3 máy để sử dụng và có 1 máy dự trữ. d) Phương pháp đầm bê tông:

Hình 3 – 6:Bố trí thứ tự đầm là đầm từ đầu này sang đầu kia.

Trong đó: 1.Ván khuôn 2. Đầm

3. Lớp bê tông đang đổ 4. Lớp bê tông đổ trước

5. Phạm vi ảnh hường của đầm R bán kính tác dụng của đầm h chiều dầy lớp đổ bê tông

Hình 3 – 7:Kỹ thuật đầm chầy. 3.7.6.5. Dưỡng hộ bê tông

* Mục đích

Mục đích của công tác dưỡng hộ là chống mất nước và bổ xung nước cho bê tông, giúp sự thuỷ hoá của xi măng được thuận lợi và hoàn toàn từ đó đảm bảo chất lượng bê tông, phòng tránh nứt nẻ bề mặt bê tông, nâng cao tính chống thấm, tính chống xâm thực của bê tông.

* Nhiệm vụ của công tác dưỡng hộ là:

Sau khi hoàn thành đổ bê tông cần đảm bảo cho bề mặt bê tông có đủ độ ẩm và độ nóng thích hợp. Muốn được như vậy ta có thể dùng một trong các phương pháp sau:

+ Đối với mặt bê tông nằm ngang thường dùng mùn cưa ẩm, cát ẩm, bao tải ẩm phủ lên trên mặt hoặc vải ướt lên trên mặt bê tông.

+ Đối với mặt bê tông đứng thường dùng phương pháp tưới nước, phun nước nhân tạo. * Thời gian dưỡng hộ bê tông phụ thuộc vào tính chất của xi măng và điều kiện thời tiết khí hậu của khu vực xây dựng công trình. Nếu khi cần bê tông đạt cường độ sớm thì có

thể dùng nước nóng để dưỡng hộ bê tông. Thời gian dưỡng hộ bê tông thường từ 14 ÷ 21

ngày.

* Các điều kiện bảo dưỡng bê tông trong thời kỳ đông cứng cần phải đảm bảo:

+ Giữ chế độ nhiệt, ẩm cần thiết cho sự tăng trưởng dần cường độ của bê tông theo tốc độ đã quy định.

+ Tránh cho bê tông bị chấn động, va chạm và các ảnh hưởng khác làm giảm bớt chất lượng bê tông trong thời kỳ đông cứng.

* Công việc bảo dưỡng bê tông phải thực hiện theo đúng quy định sau:

+ Các mặt ngoài của bê tông phải được che phủ, giữ ẩm và tưới nước. Bắt đầu muộn nhất là từ 10 ÷ 12 giờ sau khi đổ bê tông xong, trong trường hợp trời nóng và gió hanh thì 2

÷ 3 giờ.

+ Đối với bê tông dùng xi măng PoocLăng. Khi nhiệt độ + 150C và cao hơn, thời tiết nóng, thì trong 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Ban ngày khoảng 2 giờ tưới một lần, ban đêm tưới hai lần còn những ngày sau đó phải giữ cho mặt bê tông luôn ẩm.

+ Tất cả mọi trường hợp đều phải tưới, không để cho bê tông khô trắng.

+ Khi dùng cát, bao tải ẩm, mùn cưa ẩm để phủ thì thời gian giữa các lần tưới dài hơn. + Nước để tưới bê tông cần thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng để trộn bê tông.

+ Phần bê tông nằm tiếp giáp với các nguồn nước ngầm đang chảy( đặc biệt là nước xâm thực) cần được bảo vệ khỏi tác dụng của chúng bằng cách làm hệ thống thoát nước tạm thời hoặc ngăn bằng các cách khác trong khoảng 14 ngày đêm.

+ Đối với mặt bê tông có diện tích nằm ngang lớn thì ta có thể dưỡng hộ bằng cách tạo lớp nước mỏng trên bề mặt.

+ Đối với bê tông nhẹ có cốt liệu rỗng không được tưới nước mà phải phủ bằng sơn và các màng chống thấm.

+ Đối với các kết cấu đổ bê tông việc người đi lại cũng như đặt các dàn giáo và ván khuôn và cốt thép lên trên để chuẩn bị đổ bê tông đợt tiếp theo chỉ cho phép bê tông đã đạt cường độ tối thiểu là 25 daN/cm2

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước Đầm Hạ nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Quảng An và Quảng Lợi huyện Đầm Hà Tỉnh Quảng Ninh (thuyết minh + bản vẽ) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w