TIẾN ĐỘ THI CÔNG TRÀN

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước Đầm Hạ nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Quảng An và Quảng Lợi huyện Đầm Hà Tỉnh Quảng Ninh (thuyết minh + bản vẽ) (Trang 79)

4.1. Các nguyên tắc cơ bản khi lập kế hoạch tiến độ thi công

Để cho việc lập tiến độ thi công được hợp lý ta cần tuân theo 7 nguyên tắc sau:

- Sự hoàn thành công trình phải nằm trong phạm vi thời hạn thi công nhà nước quy định. Những công trình đơn vị hoặc các hạng mục công trình cần tuân theo thời hạn quy định trong tổng tiến độ chung. Công trình Đầm Hà Động thi công trong 3 năm, đây là khoảng thời gian mà nhà nước đã quy định trong đó hạng mục tràn xã lũ thi công trong 2 năm 5 tháng.

- Phân rõ công trình chủ yếu, công trình thứ yếu để tập trung sức người, sức của tạo điều kiện thi công thuận lợi cho những công trình mấu chốt.

- Tiến độ phát triển xây dựng công trình theo thời gian và trong không gian phải được ràng buộc một cách chặt chẽ với các điều kiện khí tượng, thuỷ văn, địa chất thuỷ văn, thể hiện được sự lợi dụng những điều kiện khách quan có lợi cho quá trình thi công trình.

- Tốc độ thi công và trình tự thi công đã quy định trong kế hoạch tiến độ đều phải thích ứng với điều kiện kỹ thuật thi công và phương pháp thi công được chọn dùng. Nếu tận dụng các biện pháp tổ chức thi công tiên tiến như phương pháp thi công song song, thi công dây truyền để rút ngắn thời gian thi công, tăng nhanh tốc độ thi công nhưng tránh làm đảo lộn trình tự thi công hợp lý.

- Khi chọn phương án sắp xếp kế hoạch tiến độ cần xem xét các mặt, giảm thấp phí tổn công trình tạm và ngăn ngừa sự ứ đọng vốn xây dựng để đảm bảo việc sử dụng hợp lý vốn đầu tư xây dựng công trình.

- Trong thời kỳ chủ yếu thi công công trình cần phải giữ vững sự cân đối về cung ứng nhân lực, vật liệu, động lực và sự hoạt động của thiết bị máy móc, xí nghiệp phụ. Để đảm bảo nguyên tắc này, cần kiểm tra theo biểu đồ cung ứng nhân lực, cần điều chỉnh kế hoạch tiến độ thi công để đạt đến sự cân bằng tổng hợp.

- Khi sắp xếp kế hoạch tiến độ cần dựa vào điều kiện tự nhiên và tình hình thi công cụ thể mà tiến hành nghiên cứu để đảm bảo trong quá trình thi công công trình được an toàn.

4.2. Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ thi công

Trong nghành xây dựng cơ bản người ta thường sử dụng 2 phương pháp lập kế hoạch và điều khiển thi công đó là phương pháp sơ đồ mạng lưới và phương pháp sơ đồ đường thẳng.

4.2.1. Phương pháp sơ đồ đường thẳng

Nội dung của phương pháp này là dùng các đường thẳng tỷ lệ để biểu thị công việc có kèm theo các yếu tố kỹ thuật, nhân lực, máy móc thi công.

* Ưu điểm: đơn giản, dễ lập, tính toán không phức tạp, việc chỉ đạo đơn giản.

* Nhược điểm: Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc với nhau, không thể hiện được tính căng thẳng trong sơ đồ, đôi khi bỏ sót công việc.

4.2.2. Phương pháp sơ đồ mạng lưới

Nội dung của phương pháp là dùng mũi tên để biểu thị mối liên quan giữa các công việc.

* Ưu điểm : Cơ sở của phương pháp là bài toán lý thuyết đồ thị do đó mức độ chính xác và tính logic toán cao .

- Thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa các công việc và sự kiện .

- Xác định được đường găng công việc, giúp cho người quản lý biết tập trung chỉ đạo một cách có trọng điểm .

- Có thể tiến hành lập, điều khiển tiến độ thi công trên máy tính điện tử. * Nhược điểm : Phức tạp, khó lập.

⇒ Phương pháp sơ đồ mạng lưới có nhiều ưu điểm rõ rệt. Nó khắc phục được những

nhược điểm của phương pháp biểu đồ đường thẳng, cho biết mối quan hệ giữa các công việc. Kết quả áp dụng sơ đồ mạng lưới cho thấy giá thành xây dựng giảm (10 ÷ 15)%, thời gian xây dựng giảm( 20 ÷ 30)% so với thời gian quy định, trong lúc chi phí cho việc áp dụng phương pháp này chỉ chiếm (0.1 ÷ 1.0)% giá thành công trình.

4.3. Các bước lập kế hoạch tiến độ thi công

Căn cứ vào những nguyên tắc và các tài liệu trên ta lập kế hoạch tổng tiến độ thi công theo các bước sau:

Một phần của tài liệu Hồ chứa nước Đầm Hạ nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Quảng An và Quảng Lợi huyện Đầm Hà Tỉnh Quảng Ninh (thuyết minh + bản vẽ) (Trang 79)