+ Thế mạnh:
- Thủy sản là ngành hàng truyền thống của địa phương. - Giao thông vận tải thuận lợi.
- Có nguồn lao động rẻ và có tay nghề lâu năm. - Người kinh doanh có kinh nghiệm.
28
+ Cơ hội:
- Quận đang khuyến khích tập trung phát triển các ngành hàng thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản khai thác nội đồng.
- Quận đang có các chính sách thu hút vốn của các nhà đầu tư thủy sản trong và ngoài nước.
+ Rủi ro:
- Sản lượng nguyên liệu trong địa bàn ngày càng giảm, các cơ sở thu mua sơ chế - không chủ động được nguồn nguyên liệu.
- Sự cạnh tranh không lành mạnh của các cơ sở làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
+ Hạn chế:
- Việc an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được chú trọng
- Cơ sở sơ chế còn phụ thuộc vào nguồn vốn tự có của mình nên việc mở rộng hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
- Kích cỡ cá nguyên liệu không đồng đều, giá cả bán ra của người khai thác còn thấp, thậm chí bị các cơ sở thu mua ép giá.
Phân tích:
- Địa phương đang là nơi có nhiều tiềm năng phát triển ngành TS, đây là ngành nghề truyền thống, ngoài việc vùng có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ mà còn có tay nghề và kinh nghiệm dày dặn thì quận Thốt Nốt đang được rất nhiều nhà đầu tư chú ý, đặc biệt là các mặt hàng TS nội địa ngày càng được ưa chuộng, cần xem xét khuyến khích đầu tư cho nhu cầu ngày càng cao của ngành hàng mới này.O/S
- Mở rộng việc thu mua cá lau kính sang các quận, huyện lân cận, cần nắm bắt được tình hình khai thác, chủ động về nguồn nguyên liệu, đồng thời cần cải cách đồng bộ, thống nhất về giá cả nguyên liệu và giá thành sản phẩm giữa các cơ sở - thu mua để hạn chế các hình thức cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.S/T - Việc kiểm soát, quản lý của các cơ quan có thẩm quyền là rất cần thiết
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành hàng phát triển, cần kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đáp ứng nhu cầu sức khỏe cho người tiêu dùng. Hổ trợ vốn hoặc kêu gọi đầu tư để phát huy tiền năng của ngành
29
hàng, đồng thời ổn định giá thành nguyên liệu để khuyến khích việc khai thác cá lau kính hạn chế việc ép giá của thương lái cũng như các cơ sở - thu mua cá lau kính. O/W
- Nên khuyến khích việc khai thác cá lau kính có chọn lọc để tăng kích cỡ cá khai thác nhằm tăng giá bán cho các hộ khai thác. Ngoài ra, cần tăng cường các hoạt động thu mua ở địa phương để hạn chế chi phí vận chuyển mà còn đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm cá lau kính. Các hoạt động kinh doanh của các tác nhân nên đặt dưới sự kiểm soát của các nhà quản lý để tránh hiện tượng cạnh tranh lẫn nhau làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. W/T
4.4. Nhận định của các tác nhân về ngành hàng này trong tƣơng lai
Đối với việc phát triển ngành hàng này tất cả các tác nhân điều cho rằng ngành hàng này rất có tiềm năng trong tương lai, nhưng chỉ riêng người khai thác thì có ý kiến trái chiều thường là các hộ khai thác tự nhiên, họ cho rằng ngành hàng này không khả thi trong tương lai có lẽ do giá thấp và sản lượng khai thác, kích thước ngày càng giảm, cả chất lượng và thu nhập từ loài cá này cũng rất thấp.
Nhìn chung thì tất cả các cơ sở thu mua – sơ chế đều nhận định đây là ngành hàng rất có triển vọng, bởi nhu cầu về ngành hàng này ngày càng tăng, thậm chí trong tương lai sẽ không có đủ để cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Cá lau kính nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng do giá rẻ, thơm ngon, lại dễ chế biến,…. Cần có sự quan tâm đầu tư cho ngành hàng này, nhận định được tiềm năng trong tương lai nên việc chủ động về nguồn nguyên liệu là rất cần thiết và vốn là vấn đề đáng lo ngại.
Đây là ngành hàng mới phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhất là việc ưa thích sản phẩm nội đồng, tươi sống, lại có giá rẻ,… Đây là ngành hàng có thể phát triển được, không chỉ Thốt Nốt nói riêng và những vùng miền có cá lau kính phát triển nói chung, đều có tiềm năng về ngành hàng mới này, nhằm giải quyết được việc bùng nổ dân số cá lau kính trong tương lai, cân bằng lại hệ sinh thái tự nhiên và cũng phụ vụ cho nhu cầu thủy sản ngày càng tăng của người tiêu dùng.
30
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận
Về ngƣời khai thác
Cá lau kính là sản phẩm phụ đối với các đối tượng khai thác cả khai thác ngoài tự nhiên và trong ao nuôi thủy sản, nó mang lại nguồn kinh tế rất thấp.
- Đối với khai thác tự nhiên chủ yếu từ các ngư cụ truyền thống như: lưới kéo, lưới cào, chất chà, dớn,… Hơn khoảng 76% là khai thác liên tục, còn 24% là khai thác theo mùa vụ, phần lớn cá có kích thước nhỏ thường được thả lại sông. Có 56% hộ khai thác cho là sự xuất hiện của cá lau kính là bình thường, khoảng 30% cho là gây cản trở và khoảng 14% cho là mong muốn. Cá lau kính xuất hiện nhiều trên sông vào tháng 9 – 10 kích thước không đồng đều và sản lượng cá lau kính trên sông đã giảm đáng kể trong những năm gần đây.
- Trong các ao nuôi cá tra khi thu hoạch, dù không thả giống nhưng sản lượng cá lau kính thu được dao động rất lớn trong các ao khảo sát. Trong ao nuôi khoảng 1000m2 sản lượng cá lau kính thu được khoảng 500kg/vụ. Phần lớn thì hộ nuôi cho rằng sự xuất hiện của cá lau kính trong ao là bình thường không có lợi cũng không có hại, tỉ lệ này chiếm 60% và khoảng 25% cho rằng cá lau kính có lợi trong ao nuôi. Còn một số ý kiến trái chiều về nguồn tin này chiếm 10% cho rằng cá lau kính có ảnh hưởng đối với ao nuôi cá, nó đào hang xung quanh gây ra hiện tượng sạt lỡ ao, đặt biệt là vào mùa mưa, một số nhỏ, cho rằng nó tranh dành thức ăn với các loài cá khác chiếm 5%. Cá lau kính thu được trong ao có kích thước tương đối đều, xuất hiện quanh năm trong các ao nuôi. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào thể hiện rõ tác hại của cá lau kính trong các ao nuôi thủy sản.
Về ngƣời thu mua – sơ chế
- Nhìn chung thông tin về ngành nghề cá lau kính thương phẩm chủ yếu từ những người xung quanh và các thương lái khác, họ đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này. Nguồn nguyên liệu chính được cung cấp chủ từ các ao nuôi thủy sản ở ngoài địa bàn mà phần lớn là ở Nông Trường sông Hậu ở Ô Môn giáp với quận Thốt Nốt, chiếm 65.6%. Tỷ lệ còn lại thu ở địa bàn nghiên cứu với 26.6% là khai thác trong các ao nuôi
31
cá tra và 7.8% là khai thác từ tự nhiên thông qua các ngư cụ thô sơ như: lưới cào, lưới kéo, chất chà, dớn,….
- Lao động thuê theo sản lượng cá nguyên liệu trong ngày. Tiêu thụ ở ngoài địa bàn, chiếm 70.8%. Còn lại là tiêu thụ trong địa bàn quận, chiếm 29.2% bao gồm cả người chỉ sơ chế và người sơ chế - làm chả… Để có được 1 kg cá đã sơ chế (đã lột da, bỏ đầu, cắt vây) thì cần 3kg cá nguyên liệu. Sản phẩm sau khi sơ chế có giá dao động từ 30 – 35 nghìn/ đồng. Sản phẩm sau khi sơ chế được bảo quản bằng nước đá. Phụ phẩm dược sử lý bằng cách bán cho người nuôi cá trê trên địa bàn quận.
- Mỗi ngày chỉ hoạt động khoảng 5 – 6 giờ, dao động từ 9 đến 15 giờ. Diện tích kinh doanh là đất nhà, diện tích hẹp và vốn kinh doanh tự có của cơ sở chiếm 80%, còn 20% là vốn vay của hội phụ nữ ở địa phương. Tuy nhiên về chi phí cố định không đáng kể 2.4 nghìn đồng/ ngày.
- Nguyên liệu cá lau kính không ổn định phụ thuộc vào kích cỡ cá nguyên liệu và dao động từ 5 – 7 nghìn đồng/ kg. Giá trị gia tăng không đáng kể, lợi nhuận tương đối cao với tỷ suất lợi nhuận là 0.74. Tất cả các cơ sơ thu mua – sơ chế đều nhận định đây là ngành nghề rất có tiềm năng.
- Các cơ sở có hệ thống giao thông thuận lợi chiếm 46%, có kinh nghiệm lâu năm chiếm 27% và 18% cho rằng nguồn lao động rẻ, còn lại 9% thì cho rằng sản phẩm sau khi sơ chế dễ tiêu thụ. Ngoài nhưng thuận lợi thì cũng có một ít khó khăn về diện tích, nguồn nguyên liệu không ổn định, nguồn vốn hạn chế, …
Về ngƣời tiêu dùng
- Cá lau kính ngoài là món ăn tinh thần thì nó còn là món ăn bổ dưỡng ngày càng được nhiều người yêu thích với mọi tầng lớp. Các hộ nuôi biết thông tin cũng như các món ăn chế biến từ cá lau kính từ những người quanh với các món ăn đa dạng ngoài việc có giá rẻ hơn các loại thực phẩm khác nó còn có mùi thơm đặc trưng, thịt ngọt, dai, dẽ, thịt chia thành nhiều sớ, không có xương hôm, … đây là đặc điểm để 100% người tiêu dùng đều có những đánh giá rất tốt và có thể phân biệt với các loại chả cá khác. Trong đó, luộc sả và nướng là món ăn được ưa thích nhất có khoảng 60% do cách chế biến đơn giản, đây là món ăn được ưa chuộng trong các tiệc rượu ở địa phương, khoảng 40% người tiêu dùng cho là canh chua, hầm, chiên làm từ chả cá lau kính là ngon nhất. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng ăn
32
cá lau kính thường bị ngứa, dễ bị di ứng do hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá rất đa dạng.
- Qua khảo sát cho thấy, trong gia đình trung bình 4 thành viên dao động từ 3 đến 6 thành viên. Trong 1 tháng trung bình sử dụng 26.9 kg/tháng, khi đó dùng cho sản phẩm cá lau kính là 3.1 kg/tháng. Cơ cấu sử dụng cá lau kính chiếm phần lớn là người lớn tuổi và người trẻ chiếm 82%. Cùng có số lượng nhỏ là trẻ em. Nhìn chung thì người tiêu dùng đều nhìn nhận cá lau kính là ngành hàng có tiềm năng và có khả năng thay thế các sản phẩm thủy sản khác.
- Có 5 kênh phân phối cá lau kính thương phẩm trên địa bàn quận Thốt Nốt: Kênh 1: Khai thác => Cơ sở thu mua – sơ chế => Người làm chả
Kênh 2: Khai thác => Cơ sơ thu mua – sơ chế => Người tiêu dùng
Kênh 3: Khai thác => Cơ sở thu mua - sơ chế - làm chả => Người tiêu dùng
Kênh 4: Khai thác => Cơ sở thu mua – sơ chế - làm chả => người bán lẻ chợ => Người tiêu dùng
Kênh 5: Khai thác => Chợ => Cơ sở thu mua => Người tiêu dùng
Tất cả các kênh phân phối đều mạng lại lợi nhuận cho người thu mua sơ chế lớn nhất. Trong đó, kênh 1 là kênh chủ yếu tiêu thụ ngoài địa bàn quận, kênh này chiếm tỷ lệ lớn 70.8% tổng sản phẩm của toàn quận. Các kênh còn lại thì phục vụ cho nhu cầu trong địa bàn nghiên cứu chiếm 29.2%, chiếm phần đáng kể nhất đó là kênh 4 chiếm 16.7% , kế đó là kênh 2 chiếm 9.2%. Các kênh tiêu thụ nội địa còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Các sản phẩm tiêu thụ tượng đối đa dạng như: nguyên con, đã sơ chế, làm chả.
5.2. Đề xuất
Về ngƣời khai thác
- Khuyến khích khai thác cá lau kính tự nhiên, giữ cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
- Đối với khai thác trong ao nuôi thủy sản cũng cần có biện pháp ngăn chặn việc sâm nhập cá lau kính vào trong các ao nuôi thủy sản tránh những ảnh hưởng không mong muốn, làm ảnh hưởng đến đối tượng nuôi chính.
33
- Cơ quan chức năng cần chú, ý quan tâm đến ngành hàng này, nâng cao giá nguyên liệu để tăng thập cho người khai thác.
Về ngƣời thu mua – sơ chế
- Mở rộng việc thu mua cá lau kính sang các quận, huyện lân cận, cần nắm bắt được tình hình khai thác, chủ động về nguồn nguyên liệu.
- Việc kiểm soát, quản lý của các cơ quan có thẩm quyền cần được đẩy mạnh thống nhất về giá cả nguyên liệu và giá thành sản phẩm giữa các cơ sở - thu mua để hạn chế các hình thức cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Cần đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh an toàn thực phẩm để thu hút người tiêu dùng trong và ngoài địa bàn.
- Kêu gọi đầu tư để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành hàng này trong tương lai
- Xin hỗ trợ vay vốn từ các cấp chính quyền để nâng cao thiết bị, diện tích, mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Hoạt động kinh doanh nên đặt dưới sự kiểm soát của các nhà quản lý để tránh hiện tượng cạnh tranh lẫn nhau làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Về ngƣời tiêu dùng:
- Nên mở rộng thị trường tiêu thụ cá lau kính ra các nhà hàng, quán ăn phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nguời tiêu dùng.
- Cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm sơ chế - làm chả.
Về công tác quản lý:
- Cần có những nghiên cứu tiếp theo trên phạm vi rộng, đặc biệt có sự liên kết chặc chẽ giữa đầu ra và đầu vào sản phẩm, nâng cao giá trị của loại thực phẩm mới này. Quan tâm nhiều hơn đối với các tác nhân tham gia kênh phân phối cá lau kính thương phẩm trên địa bàn.
- Cần có những nghiên cứu tiếp theo về mức ảnh hưởng của loại cá này trong các thủy vực tự nhiên (ảnh hưởng về thành phần loài,…) và trong các ao nuôi thủy sản (sạt lở,…) để có biện pháp khắc phục. Đồng thời xem xét hổ trợ ngành hàng mới này trong tương lai.
34
- Cần hoàn thiện hơn về hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản và đưa công tác dự báo nguồn lợi, nắm bắt được mùa vụ khai thác cũng như công tác quản lý nghiên cứu khoa học ở Thốt Nốt nói riêng và Cần Thơ nói chung. Để có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên và tính đa dạng của các thủy vực một cách bền vững.
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Thị Mỹ Duyên, Lê Xuân Sinh, Trương Hoàng Minh, 2009. Phân tích chuỗi giá trị cá kèo (Psedapocryptes elongatus) ở tỉnh Sóc Trăng & Bạc Liêu. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, trang, 2010, trang 401.
Bùi Thị Thanh Hà, 2011. Phân tích ngành hàng tôm sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Đỗ Minh Chung, Lê Xuân Sinh, 2010. Phân tích chuỗi giá trị cá lóc (Channa sp.) nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu Hội nghi Khoa học lần 4, Đại học Cần Thơ, trang 512 – 523.
Huỳnh Thị Hoành Oanh, 2012. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá lau kính (Pterygoplichthys disjunctivus). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ.
Huỳnh Văn Hiền, Lê Xuân Sinh, Nguyễn Duy Cần, 2009. Vai trò của các hoạt động khai thác thủy sản đối với hộ dân vùng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 2010, trang 376.