Sơ đồ kênh phân phối cá lau kính

Một phần của tài liệu khảo sát kênh phân phối cá lau kính pterygoplichthys disjunctivus (weber,1991) thương phẩm tại địa bàn quận thốt nốt thành phố cần thơ (Trang 35)

Mô tả kênh phân phối cá lau kính

Hình 4.6: Sơ đồ kênh phân phối cá lau kính thương phẩm

Phần lớn, cá được khai thác trong các ao nuôi thủy sản chiếm 92.2%, đặc biệt là các ao nuôi cá tra. Theo thông tin của những hộ nuôi thì cá lau kính xuất hiện có nguồn gốc từ các sông, kênh, rạch ngoài tự nhiên đi vào ao nuôi thông qua việc cấp thoát nước, một phần do cá lau kính ở mùa vụ trước chưa được sử lý tốt, thêm vào việc đó là loài cá này có sức phát tán, khả năng thích nghi và sinh sản rất cao nên chúng thường tồn tại số lượng rất lớn trong các ao nuôi thủy sản.

Kênh phân phối cá lau kính thương phẩm trên địa bàn quận Thốt Nốt chủ yếu được phân phối theo 5 kênh sau đây:

- Kênh 1: Khai thác => Cơ sở thu mua – sơ chế => Người làm chả - Kênh 2: Khai thác => Cơ sơ thu mua – sơ chế => Người tiêu dùng

- Kênh 3: Khai thác => Cơ sở thu mua - sơ chế - làm chả => Người tiêu dùng

- Kênh 4: Khai thác => Cơ sở thu mua – sơ chế - làm chả => người bán lẻ chợ => Người tiêu dùng

- Kênh 5: Khai thác => Chợ => Cơ sở thu mua => Người tiêu thụ

2% 18% Chả (16.7%) Chợ Nguyên con (9.2%) 80% 7.8% 90.2% 7.8% 26.6%

65.6% Thu mua – sơ

chế

SP đã sơ chế (70.8%)

SP đã sơ chế (2.2%) Thu mua – sơ

chế - làm chả Trong ao nuôi TS Ngoài tự nhiên Người làm chả ngoài địa bàn Ngoài địa bàn Trong địa bàn Nguyên con (1.1%) Người tiêu dùng ở địa bàn Chợ

27

Trong đó:

Kênh 1 và kênh 2 chiếm gần 80% sản lượng cá lau kính nguyên liệu trên địa bàn quận, chủ yếu họ chỉ sơ chế rồi tiêu thụ sản phẩm, không có điều kiện sản xuất chả cá, sản phẩm sau khi sơ chế khoảng 88.5% là bán cho người làm chả ở ngoài địa bàn, tỷ lệ này chiếm 70.8% sản lượng toàn địa bàn. Còn lại tỷ lệ thấp chiếm 11.5% sản phẩm làm được là tiêu thụ ở địa phương thông qua sản phẩm nguyên con hoặc đã sơ chế và chiếm 9.2% sản lượng toàn quận.

Còn kênh 3 và kênh 4 chiếm khoảng 18% sản lượng cá lau kính trên toàn địa bàn nhưng đây là kênh có sản phẩm phục vụ cho địa bàn nhiều nhất, vì đây là những cơ sở trực tiếp làm chả mà không thông qua cơ sở nào khác, họ tiêu thụ với nhiều hình thức thông qua việc bán trực tiếp tại cơ sở như: cá nguyên con, đã qua sơ chế hoặc chả cá, chiếm hơn 18%. Ngoài ra còn một lượng lớn chả được phân phối đều cho người bán lẻ ở các chợ xung quanh như: chợ Thới Bình, Chợ Bò Ót,…. Kênh 5 là kênh chiếm tỷ lệ thấp, không đáng kể chỉ khoảng 2% do giá loại cá này tương đối thấp, thời gian khai thác không ổn định, nên việc bán ở chợ gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại: sản lượng cá lau kính phần lớn là được tiêu thụ ở địa bàn ngoài quận, mà đối tượng chủ yếu là người làm chả ở gần TP Long Xuyên chiếm 70.8% sản phẩm sơ chế của địa bàn, việc tiêu thụ được phân phối thông qua kênh 1. Còn lại 29.2% thì được tiêu thụ trong ở địa phương thông qua các kênh còn lại. Trong đó, kênh 4 là có tỷ lệ lớn nhất chiếm 16.7% chủ yếu là người bán lẻ ở chợ sản phẩm thường là chả cá lau kính, kế đó là kênh 2 có tỷ lệ tiêu thụ nội địa chiếm 9.2%, còn các kênh khác chiếm tỷ lệ nhỏ với hình thức sản phẩm đa dạng nguyên con, đã sơ chế hoặc chả.

Một phần của tài liệu khảo sát kênh phân phối cá lau kính pterygoplichthys disjunctivus (weber,1991) thương phẩm tại địa bàn quận thốt nốt thành phố cần thơ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)