4.1.1 Thông tin về ngƣời khai thác cá lau kính
Cá lau kính được thu chủ yếu từ 2 nguồn chính là khai thác ngoài tự nhiên và khai thác trong các ao nuôi thủy sản, phần lớn là từ các ao nuôi cá tra. Các hộ khai thác tự nhiên chủ yếu từ các ngư cụ truyền thống như: lưới kéo, lưới cào, chắt chà, dớn, chất chà,…Hơn khoảng 76% là khai thác liên tục, còn 24% là khai thác theo mùa vụ và chủ yếu là vào mùa nước lũ từ tháng 7 đến 10 (âm lịch). Đối tượng khai thác rất đa dạng, cá lau kính là sản phẩm phụ và khoảng 30% cho là không mong muốn. Bởi số lượng thu được nhiều hơn các đối tượng cá khác nên gây nhiều khó khăn, thêm vào đó là giá cá thấp, thu nhập từ cá lau kính không đáng kể. Cá lau kính xuất hiện nhiều trên sông vào tháng 9 – 10 kích thước không đồng đều. Theo Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2012) thì hệ số thành thục tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8 với GSI cao nhất vào tháng 7 đến tháng 8 (10,15 – 10,58%). Buồng trứng của cá thành thục có nhiều kích thước khác nhau, chứng tỏ cá đẻ quanh năm và tập trung nhiều vào tháng 7 – 8 hàng năm. Theo các hộ khai thác nhận định sản lượng cá lau kính trên sông đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính là do việc khai thác không chọn lọc, khai thác hủy diệt bằng nhiều hình thức.
Phần lớn cá lau kính thu được từ các hộ khai thác được tiêu thu bằng cách tự tiêu hoặc biếu, tặng khoảng 50%, và việc bán cho các cơ sở thu mua không nhiều do giá thấp và số lượng thu được không lớn. Hiện tại các hộ khai thác cá lau kính rất ít, phần lớn cá có kích thước nhỏ thường được thả lại sông. Việc xuất hiện cá lau kính trong quá trình khai thác có 56% hộ khai thác cho là bình thường, khoảng 30% cho là gây cản trở và khoảng 14% cho là mong muốn.
19
Hình 4.2: Đánh giá của hộ khai thác đối với cá lau kính trong ao nuôi 60% 25% 15% Bình thường Có lợi Có hại
Trong các ao nuôi cá tra khi thu hoạch, dù không thả giống nhưng sản lượng cá lau kính thu được tương đối lớn và sản lượng này dao động rất lớn trong các ao khảo sát. Theo anh Đặng Văn Hoàng thì khoảng 1000m2 sản lượng cá lau kính thu được khoảng 500kg cá lau kính. Tuy nhiên thu nhập tương đối thấp so với thu nhập của tổng đợt thu hoạch do giá bán thấp, đối lúc bị các cơ sở thu mau ép giá. Phần lớn thì hộ nuôi cho rằng sự xuất hiện của cá lau kính trong ao là bình thường không có lợi cũng không có hại, tỉ lệ này chiếm 60% và đây là loài đang có nhiều tranh cải, khoảng 25% cho rằng cá lau kính có lợi trong ao nuôi, nó có thể ăn các thức ăn thừa, bùn, cặn bả trong ao làm nước trong và sạch hơn. Còn một số ý kiến trái chiều về nguồn tin này chiếm 10% cho rằng cá lau kính có ảnh hưởng đối với ao nuôi cá, nó đào hang xung quanh gây ra hiện tượng sạt lỡ ao, đặt biệt là vào mùa mưa, một số nhỏ cho rằng nó tranh dành thức ăn với các loài cá khác chiếm 5%. Cá lau kính thu được trong ao có kích thước tương đối đều, xuất hiện quanh năm trong các ao nuôi. Hình thức tiêu thu cá lau kính được bán cho các cơ sở thu mua sơ chế ở địa phương và một số ít thì tự tiêu hoặc làm quà biếu.
4.1.2 Thông tin về ngƣời thu mua sơ chế
* Thông tin chung và nguồn nguyên liệu cá lau kính
Nhìn chung các cơ sở thu mua – sơ chế đều là chuyên kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản và 100% là kinh doanh cá lau kính, các hoạt động và thông tin từ cá lau kính được cung cấp từ những người xung quanh và các thương lái khác. Đa số đều có kinh nghiệm lâu trong lĩnh vực kinh doanh này, cao nhất là 10 năm và thấp nhất là 4 năm.
20
Bảng 4.1: Nguồn cá lau kính cung cấp cho các cơ sở thu mua – sơ chế
Thông tin Trung bình
(kg/ ngày) Độ lệch chuẩn Phần trăm (%) Ngoài địa bàn
Khai thác trong ao nuôi TS 67.0 22.2 65.6
Trong địa bàn
Khai thác trong ao nuôi TS 27.2 5.3 26.6
Khai thác ngoài tự nhiên 8.0 2.1 7.8
Tổng 102.2 100
Sản lượng nguyên liệu thu được không ổn định và phần lớn là dựa vào nguồn cung cấp từ ngoài địa bàn nghiên cứu chiếm 65.6%, chủ yếu là từ các ao nuôi thủy sản ở Nông Trường sông Hậu ở Ô Môn giáp với quận Thốt Nốt. Việc chủ động nguồn nguyên liệu còn hạn chế, thời gian vận chuyển tương đối xa, có thể làm ảnh hưởng đến độ tươi ngon và chất lượng cá nguyên liệu. Khoảng 34.4% còn lại, thu mua tại địa phương từ 2 nguồn. Trong đó, khai thác trong các ao nuôi thủy sản, đặc biệt là các ao nuôi cá tra, chiếm khoảng 26.6 % và 7.8% là từ khai thác tự nhiên chủ yếu bằng các công cụ thô sở truyền thống như: lưới cào, lưới kéo, chắt chà, giớn,… Theo các hộ khai thác cho biết thì sản lương cá lau kính những năm gần đây giảm đáng kể, ngay cả kích thước cá cùng nhỏ dần.
Thông tin thu được, cá lau kính được mua về, sau đó lột da, bỏ đầu, cắt vây… rồi đem đi tiêu thụ và đây gọi là sản phẩm đã sơ chế. Khoảng 3kg cá nguyên liệu sau khi sơ chế thì được 1kg cá thành phẩm với tỷ lệ thịt cơ lưng cá chiếm 30% khối lượng cơ thể, tương đương với tỷ lệ phi lê của cá tra (Lê Thị Mỹ An & ctv.,
2008). Cho thấy cá lau kính hoàn toàn có tiềm năng thay thế các loại TS khác. Tuy nhiên do đây là ngành hàng mới nên việc kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn chế, đây cũng là rào cản làm việc phát triển của ngành hàng này gặp nhiều khó khăn.
21
* Thông tin về nguồn lao động
Nguồn lao động chủ yếu ở địa phương, nguồn lao động dồi dào, họ có tay nghề lâu năm. Việc thuê lao động không cố định, phụ thuộc vào lượng nguyên liệu cá trong ngày. Các cơ sở sơ chế cho biết, họ thuê lao động theo sản phẩm, không thuê lao động cố định. Lao động thuê tương đối rẻ do chủ yếu là thành phần nhàn rỗi ở địa phương, kể cả người già và trẻ em.
* Thông tin về tiêu thụ sản phẩm sau khi sơ chế hoặc làm chả
Việc tiêu thụ sản phẩm sau khi mua và sơ chế rất thuận lợi, có 80% cơ sở thu mua không làm chả chỉ sơ chế, còn hơn 20% cơ sở thì sơ chế và tự làm chả được bán cho người xung quanh và chợ ở địa phương.
Bảng 4.2: Tiêu thụ tổng sản phẩm cá lau kính ở các cơ sở thu mua sơ chế
Chỉ tiêu Ngoài địa bàn Trong địa bàn
Sản lượng tiêu thụ (kg/ngày) 88.5 29.2
Độ lệch chuẩn 1.4 17.7
Nhỏ nhất 85.0 8.0
Lớn nhất 92.0 100.0
Phần trăm (%) 70.8 29.2
Tổng sản phẩm các cơ sở thu mua sơ chế khoảng 117.7 kg/ ngày, Trong đó, tiêu thụ ngoài địa bàn dao động từ 85 – 92kg, tỷ lệ này chênh lệch không lớn do các cơ sở này chỉ sơ chế mà không làm chả, phần lớn do không đủ điều kiện về thiết bị máy móc,… Sản phẩm sau khi sơ chế chủ yếu bán cho người làm chả ở ngoài địa bàn. Còn sản phẩm tiêu thụ trong địa bàn thì có khoảng dao động lớn từ 8 – 100kg, sở dĩ có sự dao động lớn là do một phần nhỏ cơ sở sau khi sơ chế và tự làm chả tiêu thụ trong địa bàn.
Nếu tính theo phần trăm thì đa phần tiêu thụ ở ngoài địa bàn, tỷ lệ này chiếm 70.8% do thương lái tới đến tận cơ sở để thu mua rất tiện lợi, tiết kiệm được chi phí vận chuyển cho các cơ sở nên hình thức tiêu thụ này chiếm tỉ lệ lớn. Còn lại là tiêu thụ trong địa bàn quận, chiếm 29.2% bao gồm cả người chỉ sơ chế và người sơ chế - làm chả. Riêng đối với các phụ phẩm sau khi sơ chế được bán cho các hộ nuôi cá trê trong địa bàn quận
22
Hình 4.3: Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cá lau kính thương phẩm 29.2%
70.8%
Tiêu thụ ngoài địa bàn Tiêu thụ trong địa bàn
* Thông tin về kinh tế
Các cơ sở có diện tích hẹp, chủ yếu là đất có sẵn nên chi phí xây dựng không đáng kể, dụng cụ và vật liệu đơn giản như: thao, kéo, cân, thùng múp,…, thời gian sử dụng lâu khoảng 6 -7 năm nên chi phí cố định tương đối thấp chỉ 2.4 nghìn đồng/ ngày. Do phần lớn các cơ sở đều ở gần sông nên hạn chế được chi phí nước rửa, vệ sinh. Thêm vào đó, nguồn sản phẩm dễ tiêu thụ nên tiết kiệm được chi phí bảo quản và vận chuyển, chủ yếu là nước đá nên chi phí biến đổi thấp tương đối thấp.
Bảng 4.3: Thông tin kinh tế về cơ sở thu mua sơ chế cá lau kính
Thông tin Trung bình ĐLC
Sản lượng nguyên liệu (kg/ ngày) 89 18.84
Giá mua cá nguyên liệu ("000đ) 6 1.00
Sản lượng thành phẩm (kg/ ngày) 29.7
Giá thành sản phẩm ("000) 35
Chi phí cố định ("000đ) 866.67 115.47
Chi phí biến đổi ("000đ) 30 7.91
Thuê lao động ("000đ) 30
Tổng chi phí ("000đ/ngày) 596.4
Thu nhập ("000đ/ngày) 1039.5
Tổng lợi nhuận ("000đ/ ngày) 443.1
23
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện thuận lợi của các cơ sở thu mua - sơ chế 46%
18%
27% 9%
Giao thông thuận lợi Có nguồn lao động rẻ Có kinh nghiệm Dễ tiêu thụ SP
Thời gian bắt đầu hoạt động của mỗi cơ sở không giống nhau và cũng không cố định trong ngày do nguyên liệu thu mua không ổn định, mỗi ngày chỉ hoạt động khoảng 5 – 6 giờ, dao động từ 9 đến 15 giờ. Nhìn chung giá thu mua nguyên liệu không ổn định phụ thuộc vào kích cỡ cá nguyên liệu dao động từ 5 – 7 nghìn đồng/ kg. Để có được 1 kg cá đã sơ chế thì cần 3kg cá nguyên liệu, Giá thành bán ra tương đối ổn định dao động từ 30 – 35 nghìn. Thời gian hoạt động ngắn, lợi nhuận tương đối cao với tỷ suất lợi nhuận tương đối khá 0.74 lần, đây là ngành nghề rất có tiềm năng.
Những thuận lợi trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động các cơ sở cũng có những thuận lợi nhất định để có thể duy trì hoạt động lâu dài. Có tỉ lệ lớn cho rằng giao thông tương đối thuận lợi cho việc kinh doanh chiếm 46%, tiếp đó là kinh nghiệm chiếm 27% do đã hoạt động lâu trong lĩnh vực này nên tay nghề và kinh nghiệm cao, đây là yếu tố giúp cho các cơ sở duy trì hoạt động ổn định. Cũng có 18% cho rằng, nguồn lao động tại chổ tương đối rẻ, phần lớn sử dụng lao động nhàn rỗi ở địa phương kể cả người già và trẻ em, còn lại phần nhỏ thì cho rằng sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ do có thương lái và người tiêu dùng đến tận cơ sở để mua, việc này hạn chế được phí vận chuyển và việc bảo quản cũng thuận lợi, đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm sơ chế.
24
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện khó khăn của các cơ sơ thu mua - sơ chế 30% 10% 30% 30% Diện tích nhỏ Không có khó khăn Nguyên liêu không ổn định Thiếu vốn
Những khó khăn trong quá trình hoạt động
Ngoài các thuận lợi nêu trên, thì các cơ sở cũng phải đối mặt với những khó khăn thức thách trong đó có 3 vấn đề đáng được quan tâm như nhau là diện tích nhỏ, nguyên liệu không ổn định và thiếu vốn chiếm chiếm 90%, còn lại có 10% cho là không có khó nhăn. Do đây là ngành nghề mới nên việc đầu tư cho các hoạt động kinh doanh còn nhiều bất cập, ngay cả những chính sách của địa phương, các nhà quản lý, các cơ quan chức năng cũng còn nhiều thiếu sót (Hình 4.5).
Khoảng 80% cơ sở là dùng tiền vốn tự có, còn 20% là vốn được vay từ hội phụ nữ của địa phương. Việc quản lý, xem xét, hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương còn hạn chế.
4.1.3 Thông tin về ngƣời tiêu dùng cá lau kính:
Cá lau kính thời gian gần đây đã dần chở thành món ăn quen thuộc và được nhiều người yêu thích, được dùng là thức ăn cho mọi tầng lớp. Trong đó, thành phần hộ thuộc diện khá dùng cá lau kính nhiều nhất chiếm 66.7%, kế đó là hộ giàu chiếm 22.2% và khoảng 11.1% là hộ nghèo. Các thông tin về các món ăn làm từ cá lau kính được chia sẽ từ những người xung quanh với cách chế biến đa dạng như: luộc sả, nướng, canh chua chả cá, chiên, hầm,….Luộc sả và nướng là 2 món ăn được ưa thích nhất tỉ lệ này chiếm khoảng 60%, do cách chế biến đơn giản, đây là món ăn được ưa chuộng trong các tiệc rượu ở địa phương, khoảng 40% người tiêu dùng cho là canh chua, hầm, chiên làm từ chả cá lau kính là ngon nhất. Theo đánh giá của người tiêu dùng thì cá lau kính có giá rẻ hơn các loại thủy sản khác nhưng chất lượng và độ thơm ngon thì không kém. Có 100% người tiêu dùng đã dùng qua chả cá lau kính và điều có những đánh giá rất tốt, họ có thể phân biệt với các loại chả cá khác bởi nó có mùi thơm đặc trưng, thịt ngọt, dai, dẽ, thịt chia thành nhiều sớ, không có xương hôm,… Bởi theo nhiều nghiên cứu
25
thì thịt cá lau kính có chứa 16,9% đạm và 10 loại axit amin thiết yếu, cao nhất là tryptophan (65,4 mg/g) đây là chất sẽ được tổng hợp thành serotonin (giúp làm dịu thần kinh, xua tan cảm giác buồn chán) và melatonin (giúp điều hòa giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học,…). Ngoài ra trong thịt cá còn có chứa axit béo Linolenic (còn goi là omega 3),… Dù thế, cũng có một số ý kiến cho rằng ăn cá lau kính thường bị ngứa, dễ bị dị ứng do hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá rất đa dạng. Tuy nhiên hàm lượng kim loại nặng trong thịt cá đã được Lê Thị Mỹ An &
ctv., (2008) khẳng định nằm trong giới hạn cho phép của sản phẩm TS làm thực phẩm và không phát hiện thủy ngân (Hg) trong thịt cá lau kính.
Qua khảo sát cho thấy, trong gia đình trung bình 4 thành viên dao động từ 3 đến 6 thành viên. Trong 1 tháng trung bình sử dụng 26.9 kg/tháng sản phẩm thủy sản, khi đó dùng cho sản phẩm cá lau kính là 3.1 kg/tháng. (Chi tiết được trình bài trong bảng 4.4.)
Bảng 4.4: Thông tin về SPTS của hộ tiêu dùng
Thông tin Trung
bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất
Số thành viên dùng TS trong gia đình (người) 4.3 0.4 3 6 SPTS dùng trong 1 tháng (kg/ tháng) 26.9 3.0 15 40
SPTS cá lau kính trong 1 tháng (kg/ tháng) 3.1 0.5 1 6
Cơ cấu sử dụng cá lau kính trong gia đình tương đối đều khoảng 82% đều ưa thích, còn 18% còn lại không thích ăn. Nhìn chung thì người tiêu dùng đều nhìn nhận cá lau kính là ngành hàng có tiềm năng và có khả năng thay thế các sản phẩm thủy sản khác.
26
4.2. Sơ đồ kênh phân phối cá lau kính Mô tả kênh phân phối cá lau kính Mô tả kênh phân phối cá lau kính
Hình 4.6: Sơ đồ kênh phân phối cá lau kính thương phẩm
Phần lớn, cá được khai thác trong các ao nuôi thủy sản chiếm 92.2%, đặc biệt là các ao nuôi cá tra. Theo thông tin của những hộ nuôi thì cá lau kính xuất hiện có nguồn gốc từ các sông, kênh, rạch ngoài tự nhiên đi vào ao nuôi thông qua việc cấp thoát nước, một phần do cá lau kính ở mùa vụ trước chưa được sử lý tốt, thêm vào việc đó là loài cá này có sức phát tán, khả năng thích nghi và sinh sản rất cao nên chúng thường tồn tại số lượng rất lớn trong các ao nuôi thủy sản.
Kênh phân phối cá lau kính thương phẩm trên địa bàn quận Thốt Nốt chủ yếu được phân phối theo 5 kênh sau đây: