Những hạn chế.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào xây dựng nền văn hoá việt nam hiện nay tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 40)

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu về phát triển văn hóa, chúng ta cũng còn những yếu kém trong đời sống văn hóa và công tác lãnh đạo quản lý văn hóa bao gồm:

Những thành tựu về văn hóa chưa tương xứng và chưa vững chắc, chưa

đủ mạnh để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực tư tưởng, đạo đức lối sống. Chất lượng xây dựng đời sống văn hóa còn nhiều hạn chế. Văn hóa xét trên phương diện là động lực thúc đẩy sự phát triển tỏ ra chưa đủ mạnh. Hàm lượng tri thức trong các sản phẩm văn hóa còn thấp.

Văn hóa chưa đủ sức tác động, chi phối, điều chỉnh các hoạt động chính trị - kinh tế xã hội... theo hướng dân chủ, công bằng văn minh, hiện đại hiệu quả... Đáng quan tâm hơn, văn hóa chưa điều chỉnh mạnh mẽ nhận thức, tư tưởng, tình cảm những quan hệ đạo đức, lối sống, nếp sống của con người. Sự suy thoái xuống cấp về tư tưởng đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên và nhân dân là rất đáng lo ngại. Môi trường văn hóa bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn các sản phẩm văn hóa và các sản phẩm văn hóa mê tín dị đoan độc hại, thấp kém lai căng... ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của xã hội.

Di sản văn hóa đang đứng trước nhiều thách thức, chưa giải quyết tốt

mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy, phát triển. Chẳng hạn, trong thời gian qua đã xảy ra những vụ việc đáng tiếc, do chưa ý thức đầy đủ về giá trị của các di tích văn hóa như khai thác vật liệu xây dựng ngay dưới chân di tích nàng Tô Thị (Lạng Sơn); triển khai dự án xây dựng trên đồi Vọng Cảnh (Thừa Thiên- Huế).

Hoạt động văn học nghệ thuật còn nhiều mặt bất cập. Trong sáng tác biểu diễn, truyền bá các tác phẩm văn học nghệ thuật còn không ít các tác

phẩm chưa thể hiện được tính chất tiên tiến và bản sắc dân tộc. Hoạt động lý luận phê bình còn xa rời thực tiễn sáng tác, biểu hiện tụt hậu so với yêu cầu, thực hiện chưa tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành cùng với người sáng tác.

Giao lưu văn hóa còn thiếu chủ động, chưa tạo được nhiều nguồn lực để mở rộng hợp tác và giao lưu văn hóa, ngoại giao văn hóa còn bị coi nhẹ. Các thế lực thù địch vẫn đang triệt để sử dụng chiêu bài dân quyền, dân tộc tôn giáo để tác động gây mất ổn định chính trị, xã hội ở nước ta.

Trong lĩnh vực báo chí, bên cạnh tiến bộ và đóng góp ngày càng đắc lực vào sự nghiêp đổi mới, mở rộng dân chủ, nâng cao dân trí, những thiếu sót, khuyết điểm trong một số cơ quan báo chí khá nghiêm trọng, chậm được

khắc phục. Đó là xu hướng ''thương mại hóa", xa rời tôn chỉ mục đích.

Giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ chưa thực sự là quốc sách hàng đầu. Chất lượng giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ còn nhiều yếu kém. Định hướng xây dựng và phát triển một nền giáo dục, đào tạo tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc còn nhiều lúng túng trong bối cảnh toàn cầu hóa, cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế...

Phong trào xây dựng ''gia đình văn hóa'', ''làng văn hóa"... nhiều nơi

thiếu thực chất, chạy theo thành tích còn khá phổ biến, chưa tạo được môi trường văn hóa đáng tin cậy, bảo đảm sự phát triển của con người, của xã hội. Sự đan xen giữa những thành tựu và yếu kém, giữa "sáng" và "tối"

trong đời sống văn hóa xã hội là một thực tế đáng lo ngại hiện nay. Tuy nhiên, bất cứ một sự vật hiện tượng nào phát sinh đều không phải do tự nhiên mà đều có nguyên nhân của nó. Vậy những hạn chế của quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là do những nguyên nhân nào?

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào xây dựng nền văn hoá việt nam hiện nay tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 40)