Thực trạng xây dựng nền văn hóa ở nƣớc ta hiện nay 1 Thành tựu.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào xây dựng nền văn hoá việt nam hiện nay tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 34)

2.3.1 Thành tựu.

- Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, đạo đức, lối sống:

Một trong những thành tựu đầu tiên cần phải đề cập đến đó là việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tường Hồ Chí Minh một cách rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Bản thân văn hóa không đồng nhất với tư tưởng, nhưng cốt lõi của nền văn hóa vẫn là hệ tư tưởng. Đảng ta xác định rằng hạt nhân cốt lõi của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhận thức được vai trò của văn hóa tư tưởng, Đảng ta đã tích cực tiến hành những hoạt động tuyên truyền, phổ biến làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin thấm sâu vào quần chúng nhân dân. Với chủ trương đúng đắn trong thời gian qua chúng ta đã diễn ra được các hình thức huy động tổ chức chính trị, đoàn thể, lực lượng xã hội, các tầng lớp khác trong xã hội tự giác tham gia vào các cuộc vận động, các phong trào xây dựng

tư tưởng, đạo đức, lối sống. Điển hình là "Phong trào học tập và làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh" được tiến hành rộng rãi. Niềm tin đối với Đảng và Nhà nước trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng lên. Nhiều nét mới trong giá trị và chuẩn mực đạo đức từng bước được hình thành. Nhiều việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về lịch sử oai hùng của dân tộc, về các anh hùng, các danh nhân đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Các phong trào: "Đền ơn đáp nghĩa"; "Uống nước nhớ nguồn"; "Ủng hộ đồng bào bão lụt" đã trở thành hoạt động phổ biến trong nhân dân.

Trong từng ngành, từng vùng đã đề ra được các mô hình chuẩn mực

đua hai tốt"; "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm". Ngành y tế có phong

trào: "Phục vụ nhân dân theo 12 điều y đức"... Những chương trình này đã

góp phần thiết thực vào quá trình xây dựng đời sống văn hóa tư tưởng trong nhân dân.

- Lĩnh vực Giáo dục Đào tạo và Khoa học Công nghệ:

Văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng đã xác định: "Khoa học và Giáo

dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc", "là một động lực để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới" [5; 106-139].

Trên lĩnh vực Giáo dục Đào tạo, quy mô và mạng lưới cơ sở giáo dục

được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Năm học 2007 - 2008 cả nước có 21.099.689 học sinh, sinh viên. Mạng lưới trường học được phát triển rộng khắp trong toàn quốc (năm học 2007 - 2008 cả nước có 40.458 trường học, tăng 1,15 lần so với năm học 1996 - 1997). Chất lượng Giáo dục Đào tạo ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có nhiều chuyển biến. Trong những năm gần đây công tác quản lý chất lượng đặc biệt được chú trọng. Tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước đã được công nhận chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Đến 12/2008 đã có 43/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học theo đúng độ tuổi. Công tác quản lý giảng dạy có nhiều chuyển biến. Công tác quản lý chất lượng đã được chú trọng với việc tăng cường hệ thống đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục. Truyền thống hiếu học ngày càng được phát huy.

Cùng với Giáo dục Đào tạo, Khoa học Công nghệ đã đạt được nhiều thành tựu, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đổi mới công tác nghiên cứu khoa học công nghệ theo hướng tiến

bộ, nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ mới ra đời. Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý khoa học công nghệ. Ban hành Luật khoa học công nghệ, Luật sở hữu trí tuệ và phát triển thị trường khoa học công nghệ. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực chính trị cho khoa học công nghệ ngày càng được tăng lên. Từ năm 2000 kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ ngày càng được tăng lên. Hiện nay kinh phí đầu tư chiếm 2% chi ngân sách Nhà nước và chiếm 60% tổng đầu tư xã hội cho khoa học công nghệ. Hợp tác quốc tế và hội nhập trong lĩnh vực khoa học công nghệ ngày càng phát triển hơn .

- Trong lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa:

Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh tốt đẹp nay cũng trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Phong trào đó được triển khai ở tất cả các khu dân cư. Phong trào xây dựng "người tốt, việc tốt" góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách con người trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa góp phần nâng cao vai trò, vị trí của gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội.

Đến năm 2007 trên cả nước có 13.443.100 gia đình văn hóa (tỷ lệ 76,92%). Đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên rõ rệt. Quyền và lợi ích hợp pháp được bảo đảm.

- Trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật:

Bước vào thời kỳ đổi mới, văn học nghệ thuật có nhiều chuyển biến quan trọng. Các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới. Nhìn chung dòng mạch chính của văn học - nghệ thuật vẫn là chủ nghĩa yêu nước, sự gắn bó với dân tộc, với cuộc sống lao động và xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức xã hội là một trong những chủ đề lớn thu hút sự quan tâm của giới văn nghệ sĩ. Trong lí luận, phê bình văn nghệ cũng đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc lí giải định hướng cho quá trình sáng tác góp phần đấu

tranh cho những xu hướng cực đoan, đối lập văn nghệ với chính trị phủ nhận thành tựu của văn nghệ với cách mạng. Trong bối cảnh mới, đội ngũ văn nghệ sĩ tăng lên về số lượng và chất lượng trước những biến động của thời cuộc vẫn giữ gìn phẩm chất, quan trọng, kiên định con đường sáng tác phục vụ nhân dân, lớp trẻ có nhiều cố gắng tìm tòi phong cách sáng tạo mới phục vụ cho đời sống văn hóa của nhân dân hiện nay. Nhiều loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc... ngày càng phát triển lớn mạnh.

- Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc:

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa được xác định là một trong mười nhiệm vụ cụ thể mà Trung ương Đảng đề ra. Nghị quyết Trung ương 5 khẳng

định “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi

của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo ra những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn và kế thừa phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian) văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”[4; 63] đã chỉ rõ tầm quan trọng của đời sống văn hóa trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay.

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều những chính sách nhằm xây dựng và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Không những vậy, ngày nay nhân dân ta ngày càng quan tâm và đóng góp cho công tác này. Chỉ tính riêng từ năm 1994 đến năm 2000 Nhà nước đầu tư 161,108 tỉ đồng còn nhân dân đóng góp 460 tỉ đồng cho việc bảo vệ tu sửa di tích. Đó là chưa kể công sức của hàng triệu người dân hàng ngày chăm lo bảo vệ di sản văn hóa, chính vì sự nỗ lực đó đến nay UNESCO đã công nhận 5 di sản văn hóa vật thể (Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, động Phong Nha Kẻ Bàng), 5 di sản văn hóa phi vật thể (Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Hát quan họ Bắc Ninh, Hát chầu văn, Hát xoan Phú Thọ). Đây không chỉ là

niềm tự hào của đất nước ta mà còn thể hiện sự trân trọng của bạn bè thế giới đối với nền văn hóa Việt Nam.

Từ những làng nghề truyền thống đến các món ăn, những nghệ nhân ngày càng được tôn vinh làm đẹp thêm cho nền văn hóa nước nhà, cho các du khách nước ngoài ngày càng quan tâm yêu mến.

Đến nay những lễ hội ở nước ta, dịp kỉ niệm những ngày trọng đại càng

được quan tâm và diễn ra long trọng. Hiện trên cả nước có 8.902 lễ hội diễn ra quanh năm, ở khắp các tỉnh thành phố, lớn nhất là giỗ tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) được coi là Quốc lễ, sau đó là lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh); Chùa Hương (Hà Nội); Lim (Bắc Ninh);… Một lễ hội lớn, một sự kiện quan trọng được tổ chức vào ngày 10/10/2010, đó là Đại lễ 1000 năm Thăng Long được tổ chức long trọng đã trở thành sự kiện văn hóa nổi bật nhất gần đây. Việc khôi phục và tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống là hoạt động thiết thực nhằm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn; góp phần giáo dục những truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước và đoàn kết dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lĩnh vực văn hóa thông tin:

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa thông tin trong giai đoạn gần đây. Đặc biệt đó là Nghị quyết Trung uơng 5 khóa X năm 2007 đã thể hiện rõ quan điểm, nhận thức của Đảng ta về vai trò của thông tin đại chúng với việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hiện nay, lĩnh vực thông tin đại chúng của Việt Nam ngày càng lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng. Năm 2007 cả nước có khoảng 702 cơ quan báo chí với hơn 813 ấn phẩm, gồm 174 tờ báo, 459 tạp chí của cả Trung ương và địa phương, 67 đài phát thanh, truyền hình (Trung ương và địa phương), 1 đài truyền hình kĩ thuật số mặt đất. Báo chí sách vở ngày càng

phong phú phục vụ đời sống văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân ta. Đội ngũ nhà báo ngày càng đông và có bước trưởng thành về chính trị...

Thể chế văn hóa ngày càng được xây dựng hoàn thiện hơn, góp phần

quản lý các hoạt động văn hóa. Quốc hội đã thông qua và ban hành Pháp lệnh

bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh (1986), Luật báo chí (1989), Luật xuất bản (1993), Luật sở hữu trí tuệ (2005)...đây là những thành tựu lớn góp phần quản lý các hoạt động văn hóa.

Nhà nước ngày càng đánh giá đúng mức vị trí và vai trò của tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo hoạt động theo pháp luật, và ngày càng xây dựng được định hướng hành đạo. Các ngành, các cấp đã chủ động tích cực trong việc thực hiện chủ trương, chính sách văn hóa tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Giao lưu hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng: Hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật, hội họa, nhiếp ảnh, liên hoan phim, trao đổi cán bộ văn hóa... diễn ra sôi động. Nhà nước cử những đoàn biểu diễn ra nước ngoài, cho phép hàng trăm đoàn nghệ thuật quốc tế vào tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ. Tại Việt Nam những Ngày văn hóa Nhật Bản; Trung Quốc; Hàn Quốc; Cu Ba; Pháp... được tổ chức trọng thể. Những Ngày văn hóa Việt Nam được diễn ra ngày càng nhiều ở những nước Nga; Nhật Bản; Hàn Quốc...

Ở những vùng sâu vùng xa việc phát triển văn hóa cho đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được quan tâm, nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục và văn hóa. Những giá trị đặc sắc của 54 dân tộc anh em ngày càng được tôn

vinh. Điển hình là những chương trình thiết thực như: "Ngày hội văn hóa - thể

thao các dân tộc" được tổ chức theo quy mô cụm, vùng; Thi hoa hậu các dân tộc Việt Nam. Đây là những thành tựu đáng tự hào của quá trình xây dựng nền văn hóa ở nước ta sau hơn 20 năm đổi mới.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào xây dựng nền văn hoá việt nam hiện nay tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 34)