Về tình hình quốc tế.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào xây dựng nền văn hoá việt nam hiện nay tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 27)

Về chính trị - xã hội

Từ những năm 70 đầu 80 của thế kỷ XX, thế giới có những biến đổi to lớn. Trước tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hóa kinh tế, quá trình cạnh tranh quốc tế diễn ra gay gắt, đặc biệt là

âm mưu "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc ngày càng diễn ra quyết

liệt, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng. Bên cạnh đó, các nước tư bản có sự điều chỉnh, sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ, khai thác được lợi thế trong cạnh tranh để vượt qua khủng hoảng và tăng trưởng kinh tế. Để thoát ra khỏi khủng hoảng Trung Quốc đã tiến hành cải cách và từng bước vượt qua những khó khăn, dần dần đạt được những thành tựu lớn về kinh tế - xã hội. Liên Xô và các nước XHCN này đã đi vào cải tổ và dần thoát ra khỏi khủng hoảng. Cuộc cải cách mở cửa của các quốc gia này (Trung Quốc, Liên Xô) đã tác động lớn đến nước ta theo cả 2 chiều: tích cực và tiêu cực, đặc biệt là đem lại những thách thức to lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, cục diện chính

trị thế giới chuyển từ thế đối đầu sang đối thoại và hình thành trật tự thế giới mới đan xen nhiều mâu thuẫn và xung đột.

Dựa trên sức mạnh về kinh tế và quân sự. Mỹ muốn đóng vai trò "chỉ huy" thế giới, khống chế và áp đặt mô hình chính trị văn hóa trên phạm vi toàn cầu, can thiệp ảnh hưởng của Mỹ vào từng khu vực khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên tham vọng đó gặp phải phản ứng của cộng đồng của nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia trên thế giới đã vươn lên khẳng định vị thế và tiếng nói riêng của mình trong đời sống kinh tế chính trị và văn hóa quốc tế như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh Châu Âu.

Bối cảnh chính trị xã hội thế giới mặc dù diễn ra rất đa dạng và phức tạp, nhưng nhìn chung, các quốc gia, các dân tộc vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Lợi ích của quốc gia, dân tộc đang nổi lên như một ưu tiên hàng đầu - trong giải quyết mối quan hệ quốc tế. Xu thế hòa bình, ổn định và phát triển là xu thế chung của nhân loại tiến bộ. Từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, nhiều cuộc hội thảo quốc tế về chủ đề "bao dung văn hóa và phát triển", hòa bình và phát triển đã được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới. Đây chính là xu thế mới của thế giới: Hòa bình ổn định và phát triển bền vững.

Tác động của cách mạng khoa học công nghệ

Đúng như C.Mác dự báo, khoa học đã và đang biến đổi thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong thời đại ngày nay đang có sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật theo hướng nhân văn và sinh thái. Sự phát triển của khoa học công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Giao lưu văn hóa diễn ra mạnh hơn nhờ phương tiện thông tin đại chúng toàn cầu, thông qua xuất nhập khẩu sản phẩm văn hóa, thông qua các phương tiện vật chất kỹ thuật để sáng tạo, truyền dẫn, trình diễn và quảng bá văn hóa. Như vậy cách mạng khoa hoc công nghệ không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc trong thời kỳ

toàn cầu hóa, đồng thời tạo nên thách thức mới cho sự phát triển văn hóa dân tộc.

Tác động của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một quá trình phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sựu phá vỡ sự biệt lập của các quốc gia trên thế giới, tạo ra mối quan hệ gắn kết qua lại và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ và các khu vực trên phạm vị toàn cầu trong sự phát triển. Toàn cầu hóa tạo ra những thuận lợi và thách thức cho nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi hiện nay, toàn cầu hóa đang bị chi phối của các quốc gia tư bản phát triển, tổ chức kinh tế tài chính, thương mại quốc tế và toàn cầu hóa cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn và xung đột về lợi ích quốc gia. Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa là một xu thế khách quan, đem lại thách thức, đối với đất nước nói chung, đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nói riêng.

Dự báo về bối cảnh quốc tế tác động đến công cuộc xây dựng và phát

triển đất nước ta hiện nay. Đại hội lần thứ X của Đảng đã nhận định rõ: "Trên

thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn. Kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn, công nghệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học công nghệ sẽ có những bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn..." [3; 73-74].

Những quan điểm chỉ đạo này rất có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm vừa qua và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào xây dựng nền văn hoá việt nam hiện nay tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 27)