Phƣơng pháp so màu xác định Asen

Một phần của tài liệu kiểm tra chất lượng một số loại nước rửa chén thông dụng trên thị trường thành phố cần thơ (Trang 35)

Asen là kim loại nặng, chúng đi vào cơ thể qua các con đƣờng hấp thụ của cơ thể nhƣ: hô hấp, tiêu hóa và qua da. Nếu Asen đi vào cơ thể và tích lũy bên trong tế bào lớn hơn sự phân giải chúng thì chúng sẽ tăng dần và sự ngộ độc sẽ xuất hiện (Foulkes, 2000). Khi bị nhiễm Asen có thể gây ra các bệnh nhƣ: viêm da, viêm màng kết, thủng xoang mũi, bệnh trên các mạch máu ngoại vi, bệnh móng tay, rối loạn hệ thần kinh, tuần hoàn máu, ung thƣ trên cánh tay, vẩy sừng do asen, viêm tróc da.

Trong nƣớc rửa chén có lẫn các hợp chất dẫn vào nhƣ: muối độn vào hoặc nƣớc có thể lẫn một ít Asen.

2.3.3.1 Phương pháp nhuộm màu Bromua Thủy ngân

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện theo nguyên tắc: Asen đƣợc khử về trạng thái khí Arsin (AsH3) bằng NaBH4 trong môi trƣờng acid. Khí AsH3 bay lên đi qua giấy tẩm HgBr2 tạo thành các phức chất As có màu từ vàng đến nâu (tùy theo hàm lƣợng As) thích hợp để so màu.

2.3.3.2 Phương pháp so màu với Dietyldithiocarbamat Bạc

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện theo nguyên tắc là Asen đƣợc khử thành Asin (AsH3) bằng Zn trong dung dịch acid và trong bình Gutzeit. Khí Asin đƣợc đƣa qua ống rửa khí nhồi bông thủy tinh thấm dung dịch Chì acetate vào bình hấp phụ chứa Dietyldithiocarbamat Bạc hòa tan trong Piridin hoặc Clorofom trong bình hấp phụ. Asen phản ứng với muối Bạc tạo ra phức tan màu đỏ, thích hợp để so màu cƣờng độ màu tỉ lệ với hàm lƣợng Asen có trong nƣớc.

Một số kim loại nhƣ: Cr, Cu, Hg, Mo, Ni, Pt, Ag ảnh hƣởng đến sự tạo khí Asin. Đặc biệt là Sb trong mẫu tạo thành Stibin gây ảnh hƣởng tạo màu, tăng màu đỏ. Do đó phƣơng pháp này chỉ đƣợc áp dụng khi không có chất gây ảnh hƣởng.

2.3.4 Chất làm sáng huỳnh quang

Chất làm sáng huỳnh quang là một hợp chất hữu cơ phức tạp. Nếu tiếp xúc với chất làm sáng huỳnh quang nhiều, sẽ gây tổn hại cho cơ thể con ngƣời, đặc biệt có khả năng gây bệnh ung thƣ cho ngƣời [8]

.

Ta sử dụng đèn chiếu tia cực tím để xác định sự có mặt của chất làm sáng huỳnh quang.

2.3.5 Độ pH

Độ pH trong nƣớc rửa chén có ảnh hƣởng đến da tay ngƣời sử dụng. Trong một số loại nƣớc rửa chén có dùng một số chất mà điều kiện pH thích hợp thì chất sử dụng mới không bị mất hoạt tính.

Ta sử dụng máy đo pH cho kết quả nhanh, tiện lợi và chính xác.

2.3.6 Xác định chất hoạt động bề mặt DBSA

Ngƣời sử dụng nếu hít phải DBSA có thể gây ra: ho, đau họng, thở khó, nhức đầu, buồn nôn, ói mửa; dính vào mắt: xót mắt, đỏ mắt, mờ mắt, vấy vào da: ngứa ngáy, tróc da, đỏ da, đau rát; hay nuốt phải: đau bụng, bồn chồn, buồn nôn, ói mửa, sốc, ngất xỉu. Ngoài ra DBSA còn gây ô nhiễm nƣớc sông, nƣớc biển về lâu dài. Hiện nay DBSA đã bị cấm sử dụng trong bột giặt và chất tẩy rửa.

Nhận biết sự có mặt của DBSA dựa vào phản ứng của DBSA và Bari clorua cho dạng kết tủa vón cục màu đỏ.

Một phần của tài liệu kiểm tra chất lượng một số loại nước rửa chén thông dụng trên thị trường thành phố cần thơ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)