0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Giải pháp khâu chế biến

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH HẬU GIANG (Trang 49 -49 )

+ Thay những phân đoạn lạc hậu trong nhà máy xay xát bằng những thiết bị mới có hiệu quả năng suất cao như: máy xát trắng, máy đánh bóng, trống phân loại đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

. KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát nghiên cứu thực hiện đề tài cơ giới hóa nông nghiệp tại tỉnh Hậu Giang đã đạt được kết quả như sau:

Làm đất đạt 100% cơ giới hóa.  Gieo sạ cơ giới hóa thấp (<10%).  Tưới tiêu đạt 100%.

 Chăm sóc:

+ Vải phân chưa được cơ giới hóa.

+ Phun thuốc bằng bình có gắn động cơ 50 – 60%  Thu hoạch

+ Khâu gặt: cắt bằng máy xếp dãy. Tỉ lệ rất thấp (<10%) + Khâu đập lúa đạt 100%

+ Máy gặt đập liên hợp đạt 60- 65% diện tích vụ Đông Xuân và 40-45% diện tích vụ Hè Thu.

 Vận chuyển:

+ Vận chuyển trên đồng ruộng đạt 100% cơ giới hóa vụ Đông Xuân. + Từ ruộng về nhà hầu hết bằng đường thủy đạt 100% sản lượng. + Vận chuyển từ nhà đến nơi chế biến, xay xát đạt 100% sản lượng.  Bảo quản: Sấy

+ Vụ Đông Xuân đạt 100% sản lượng. + Vụ Hè Thu đạt 100% sản lượng. - Chế biến xay xát đạt 100% cơ giới hóa.

. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

 Khâu làm đất:

- Khâu làm đất đã được cơ giới hóa 100% nhưng để hiệu quả hơn cần:

+ Mở lớp đào tạo tay nghề sử dụng máy, duy tu, bảo dưỡng máy nông nghiệp cho nông dân.

+ Tổ chức những buổi trình diễn về các máy mới tại địa phương giúp người dân bắt kịp công nghệ mới và tiết kiệm nhiên liệu trong sản xuất.

 Khâu gieo sạ:

- Khâu gieo sạ được cơ giới hóa rất thấp, cần phối hợp với các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học trong việc đầu tư nghiên cứu và triển khai các loại máy

mới phù hợp với địa hình của tỉnh.  Khâu chăm sóc:

- Đây là khâu mà việc ứng dụng cơ giới hóa rất khó khăn do chưa có loại máy đáp ứng yêu cầu ở khâu này như: Máy đậm lúa, máy bón phân… Cần có chính sách cho việc đầu tư nghiên cứu máy móc phù hợp để cơ giới hóa khâu này.

 Khâu tưới tiêu:

- Khâu này đã được cơ giới hóa 100%. Người dân đã trang bị máy tưới tiêu bằng động cơ diesel nhưng hiện nay để giảm bớt tình trạng ô nhiểm môi trường và giá xăng, dầu quá cao nên cần đưa động cơ điện vào bơm nước.

 Khâu thu hoạch:

- Cần cải tiến máy gặt xếp dãy cắt được lúa ngã và máy nên có bộ phận gom lúa. - Đối với máy GĐLH, cần có sự liên kết giữa cán bộ kỹ thuật và người làm máy,

trao đổi về tính năng của máy cũng như các bộ phận thường bị hư hỏng hoặc hạn chế của máy để tìm ra cách khắc phục. Cải tiến bộ phận nâng hạ để cắt lúa ngã tốt hơn. Duy tu, bảo dưỡng máy GĐLH hạn chế thất thoát trong thu hoạch.  Khâu vận chuyển:

- Cần xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ: Cầu bê tông kiên cố, đường nhựa rộng khắp, các hệ thống vận chuyển trong nhà máy xay xát cần trang bị máy vận chuyển và băng tải vận chuyển.

 Khâu bảo quản:

- Tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật sấy cho nông dân, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trong quá trình xây dựng lò sấy.

 Khâu chế biến:

- Cần có nguồn vốn đầu tư cho công nghệ chế biến tiên tiến nâng cao nâng suất và chất lượng hạt gạo để xuất khẩu.

. KIẾN NGHỊ

Cần tạo điều kiện cho đội ngũ kỹ sư cơ khí về phục vụ ở các huyện trong tỉnh. Mở các lớp đào tạo kỹ thuật láy máy GĐLH cho nông dân có sử dụng máy. Xây dựng đề án về phát triển cơ giới hóa nông nghiệp toàn diện lâu dài. Xây dựng đề án về bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân.

Mở nhiều hội thi về nghiên cứu sáng tạo trong nhân dân mà đặc biệt là nông dân về việc sáng chế máy móc cơ giới hóa mới phù hợp hơn trong sản xuất nông nghiệp.

 Tạo được sự kết nối giữa người nông dân và nhà khoa học để nông dân trình bày yêu cầu của mình với các nhà khoa học không chỉ kỹ thuật trồng lúa mà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông Nghiệp & PTNT (2001), Cơ điện khí hóa nông nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội trang 25 – 95.

2. Hệ thống máy công nghiệp phục vụ sản xuất cây trồng, Nxb Giáo Dục.

3. Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hậu Giang, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2011, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 2012.

4. Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang năm 2011. 5. http:/ www.cơ-giới-hóa-nông-nghiệp.com.vn.

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BỘ MÔN MÁY NN&CNSTH ---o0o---

Cần thơ, ngày 08 tháng 01 năm 2012

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

( Năm học 2011-2012 )

1. Tên đề tài: “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang”.

2. Họ và tên sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thanh Vũ MSSV: 1080525

3. Họ và tên cán bộ hướng dẫn:

Nguyễn Văn Khải MSCB: 469

Giảng viên khoa Công Nghệ trường Đại Học Cần Thơ

4. Đặt vấn đề:

Hiện nay cùng với quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhu cầu lương thực ngày càng tăng, tỉ lệ lao động ở lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm. Do đó để có thể giữ ổn định sản lượng lương thực, tăng năng suất và cải thiện được sức lao động của con người thì việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất là hết sức cần thiết.

Để hòa nhập vào thế giới công nghệ, nước ta đã có những chuyển biến rất lớn trong lĩnh vực cơ giới hóa, chính vì thế mà nền nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến rõ nét.

Đặc biệt trong những năm gần đây, việc ứng dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp đã tạo những thành tựu đáng kể. Nó góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, thay cho lao động chân tay truyền thống với năng suất thấp, cải thiện đời sống nông hộ và bảo vệ sức khỏe người dân. Cùng với việc giảm lao động chân tay thì việc đưa cơ giới hóa vào trong nông nghiệp là một tất yếu.

Việc ứng dụng những thành tựu kĩ thuật cơ giới vào sản xuất ở đồng bằng song Cửu Long và tỉnh Hậu Giang nói riêng được đánh giá qua đề tài

ra giải pháp nhằm cải thiện hơn nửa hiệu quả mà cơ giới hóa mang lại cho tỉnh Hậu Giang.

5. Mục đích yêu cầu:

Mục đích của đề tài: Từ số liệu khảo sát được kết hợp với việc khảo sát thực tế tại tỉnh Hậu Giang, tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp hợp lí để đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa ở tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.

Yêu cầu: Cần giấy giới thiệu của Khoa để có thể tiến hành khảo sát trên địa bàn tỉnh.

6. Địa điểm thời gian thực hiện:

- Địa điểm: Khoa Công Nghệ trường Đại Học Cần Thơ - Thời Gian thực hiện: Từ ngày 08/01/2011 dến 28/04/2012.

7. Giới thiệu về thực trạng có liên quan đến vấn đề trong đề tài:

Vài năm trở lại đây, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nước ta có sự tăng lên rõ rệt, nhưng ổn định nhất vẫn là ngành nông nghiệp với chủ yếu là nghề trồng cây lúa nước và hiện nay trên thị trường thế giới thì nước ta luôn đứng hàng thứ hai trong xuất khẩu gạo. Mặt dù đạt được thành quả như vậy nhưng chúng ta cùng đối mặt với tình trạng đất nông nghiệp bị thu hẹp, thiên tai dịch bệnh thường suyên xảy ra,… làm cho tình hình sản xuất lương thực được đặt trong tình trạng thiếu ổn định và có chiều hướng sụt giảm trong thời gian tới, không những ở nước ta mà phần lớn các nước sản xuất nông nghiệp trên thế giới.

Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sản lượng, giảm chi phí, bảo vệ sức khỏe cho người nông dân,… là mục tiêu mà mọi người hướng đến. Với mục tiêu này thì việc áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp là hết sức cần thiết. Do vậy đề tài này sẽ tổng kết phần nào quá trình cơ giới hóa của tỉnh Hậu Giang, để thấy được mức độ ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất của tỉnh này.

8. Các nội dung chính và giới hạn của đề tài: . PHẦN MỞ ĐẦU

- Hiện trạng và xu hướng pháp triển của nền nông nghiệp nước ta. - Tầm quan trọng của việc ứng dụng các thành tựu mới vào sản xuất lúa. - Sự cần thiết của việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng.

- Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (chỉ giới hạn về cơ giới hóa đối với sản xuất lúa)

. PHẦN NỘI DUNG

- Sơ lược về địa bàn nghiên cứu:

+ Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hậu Giang + Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh

- Khảo sát hiện trạng cơ giới hóa trong sản xuất lúa của một số huyện trong các khâu:

+ Khâu làm đất + Khâu gieo trồng + Khâu chăm sóc + Khâu tưới tiêu + Khâu thu hoạch

+ Vận chuyển và bảo quản + Khâu chế biến

- Phân tích ảnh hưởng của cơ giới hóa đến sản xuất lúa trong các

khâu làm đất đến thu hoạch chế biến cũng như điều tiết nguồn lao động. - Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng của nông hộ. + Nhân tố thuận lợi

+ Khó khăn

- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc: + Đưa cơ giới vào sản xuất

+ Sử dụng cơ giới

. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

9. Phương pháp thực hiện đề tài: - Thu thập số liệu tại địa phương.

- Quan sát thực tế việc đưa cơ giới hóa vào trong sản xuất lúa.

- Tìm hiểu thêm các thông tin mới nhất về việc áp dụng các cơ giới hóa tiên tiến.

- Tham khảo tải liệu.

10. Kế hoạch và tiến độ thực hiện:

Thời gian thực hiện gồm 15 tuần (08/01/2012 đến 28/04/2012), tiến độ thực hiện luận văn được phân bố như sau:

Tuần Công việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Phần mở đầu và thu thập số liệu X X X X X Phần nội dung X X X X X Kết luận và nêu giải pháp X X X

Viết báo cáo và hoàn chỉnh luận

văn X X X

Báo cáo tiến độ X X X X X

Dự phòng X X

Sinh viên thực hiện Cán bộ hướng dẫn

Nguyễn Thanh Vũ Ts. Nguyễn Văn Khải

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT LÚA Ở TỈNH HẬU GIANG (Trang 49 -49 )

×