Khâu Tưới tiêu

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất lúa ở tỉnh hậu giang (Trang 44)

Tưới tiêu vụ Hè Thu có nhiều thuận lợi hơn vụ Đông xuân do vào đầu mùa mưa lượng mưa sẽ làm giảm chi phí bơm nước của nông dân. Hầu hết nông dân sử động cơ xăng, dầu để bơm nước rất ít động cơ điện do đường truyền tải điện quá xa không thuận lợi bằng động cơ xăng dầu.

4.1.4 Khâu chăm sóc

Để lúa đạt năng suât cao người nông dân phải chăm sóc lúa đúng kỹ thuật. Từ khâu bón phân, đậm lúa, thăm đồng thường xuyên kịp thời phát hiện phòng trừ và điều trị sâu bệnh hại lúa. Hiện nay khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật của người nông dân rất nhanh qua các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, từ các chương trình truyền hình như: Nhịp cầu nhà nông, cùng nông dân ra đồng,… được nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Bên cạnh đó một số bà con chưa có điều kiện kinh tế, chưa trang bị được các máy móc cơ giới phục vụ cho việc chăm sóc lúa nên phần nào cũng ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Hình 4.3: Nông dân thăm đồng khi lúa trổ

. Lúa ở giai đoạn đồng trổ là lúc cần phải thăm đồng thường xuyên, trong giai đoạn này rất dễ để mầm bệnh và rầy phát triển gây hại. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất lúa trong thu hoạch.

4.1.5 Khâu thu hoạch

Cũng giống như vụ Đông Xuân công việc thu hoạch diển ra đồng loạt, tập trung nhiều nông hộ lẫn nhân công phục vụ cho máy nông nghiệp, công việc thu hoạch tiến hành theo hai phương pháp:

a. Thu hoạch bằng thủ công:

Thu hoạch bằng thủ công gây thất thoát lúa nhiều, vài mùa Hè Thu thời gian thu hoạch lúa dài hơn do mưa nhiều công tác thu hoạch gặp nhiều khó khăn, làm giảm chất lượng hạt gạo.

Những hạn chế trong khâu thu hoạch:

+ Thời tiết vùng đồng bằng Sông Cửu Long cũng như tỉnh Hậu Giang là khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều lúa thường đổ ngã rất khó gặt, lượng nhân công cũng ít đi do công việc khá vất vả nên phần lớn đi tìm việc khác.

+ Do máy gặt xếp dãy không cắt được lúa đổ ngã, năng suất từ 0,25 – 0,3 ha/giờ thiếu hụt nhân công thu gom lúa.

+ Một số hộ dân có diện tích đất trồng lúa ít từ 1000 – 3000 m2 rất khó để máy vào được.

+ Đầu tư máy móc phụ vụ nông nghiệp còn hạn chế, chưa có nhiều loại máy thích hợp với từng vùng trong tỉnh. Nông dân còn thiếu kiến thức và tay nghề dẫn đến việc đầu tư, sử dụng máy nông chưa hiệu quả.

+ Khâu đập lúa được đảm bảo cơ giới hóa 100% với số lượng máy tương đối lớn, nhưng phần lớn đã xuống cấp do công tác bảo trì, bảo dưỡng, vận hành chưa tốt. Gây ảnh hưởng năng suất thất thoát trong thu hoạch.

+ Chi phí cho các giai đoạn thu hoạch khá cao, hiện nay ở huyện Phụng Hiệp chi phí cho các giai đoạn thu hoạch bằng thủ công từ 3.500.000 – 4.000.000 đồng/ha, trong khi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp chỉ tốn từ 2.500.000 – 3.000.000 đồng/ha.

 Do những hạn chế trên máy suốt lúa trong thu hoạch sẽ dần được thay bằng máy gặt đập liên hợp.

b. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp:

Từ những ưu điểm của máy GĐLH mà hiện nay phần lớn nông dân có xu hướng thu hoạch lúa bằng máy GĐLH. Máy thực hiện đồng thời hai công việc gặt và đập lúa sẽ làm giảm hao hụt đáng kể, hơn nũa thời gian thu hoạch sẽ được rút ngắn lại chất lượng hạt lúa được đảm bảo kịp mùa vụ.

Tuy nhiên, máy GĐLH ở Hậu Giang có xuất xứ Trung Quốc, độ chính xác không cao, chất lượng không ổn định, nên dễ hỏng hóc trên đồng ruộng. Người nông dân khó có điều kiện đầu tư máy GĐLH có xuất xứ từ Nhật vì giá rất cao khoảng 450 triệu đồng, trong khi máy Trung Quốc chỉ khoảng 250 triệu đồng. Vài năm gần đây, sựu xuất hiện của máy GĐLH mang thương hiệu Việt Nam được cải tiến từ thực tiển hoạt động trên đồng ruông có thể cắt được lúa bị sập nhưng chi phí đầu tư thấp khoảng 180 triệu đồng. Một số cơ sở sản xuất phụ tùng và lắp ráp máy GĐLH như: Cơ sở Tư Sang, cơ sở Nhựt Thành, cơ sở Chính Nghĩa…

Địa phương đã có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp như: Cho vai vốn ưu đãi mua máy GĐLH, khuyến khích người dân áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất lúa và đầu tư cơ giới hóa…

Một phần của tài liệu khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp cơ giới hóa sản xuất lúa ở tỉnh hậu giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)