4.1.1 Khâu làm đất
Hiện nay, khâu làm đất trong sản xuất lúa ở tỉnh Hậu Giang đạt trên 100% bằng cơ giới hóa. Làm đất là khâu cần tiết để chuẩn bị tốt cho sự phát triển của cây lúa, việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất đã làm giảm đi những công việc nặng nhọc cho người dân. Việc thay sức người, trâu bò, bằng sức máy đã đem lại năng suất cao, chi phí thấp, đảm bảo thời vụ diển ra đúng thời điểm, đây là mặt tích cực của việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa.
Bên cạnh thành quả đạt được cũng còn những bất cập như: Một phần máy móc được trang bị trên đồng ruộng đã qua sử dụng, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và số ít có xuất xứ từ Nhật, tình trạng kỹ thuật chỉ còn khoảng 50 – 60% nên trong quá trình làm việc hay bị hư hỏng làm chậm trễ công việc, một phần do quá cồng kềnh khó vận chuyển gây thiệt hại kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu vốn để trang bị máy mới.
Qua điều tra ngẫu nhiên tại ba huyện trong tỉnh Hậu Giang, mỏi huyện điều tra ngẫu nhiên 30 hộ dân có diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Sau đây là kết quả khảo sát:
Bảng 4.1: Số máy móc và diện tích điều tra tại ba huyện: Phụng hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ (tháng 12 năm 2011).
Huyện
Nội dung Phụng Hiệp Vị Thủy Long Mỹ Tổng Máy kéo hai
bánh (chiếc) 5 3 7 15
Máy suốt lúa
(chiếc) 1 2 1 4 Máy GĐLH (chiếc) 1 0 0 1 Lò sấy (lò) 0 1 0 1 Diện tích (ha) 36,5 27,5 43 107
Nguồn: Phòng nông nghiệp ba huyện.
. Từ bảng số liệu ta nhận thấy với diện tích và số máy trên thì trung bình mỏi máy thực hiện được:
+ Máy xới trung bình 7,1 ha/vụ, với khối lượng công việc không quá lớn có thể đảm bao cơ giới hóa tốt khâu này.
+ Máy suốt lúa trung 26,75 ha/vụ, có thể đảm bảo cơ giới hóa 100%.
+ Máy GĐLH, lò sấy trung bình 107 ha/vụ, lượng công việc này quá lớn để thực hiện trong một vụ. Tuy nhiên, do lượng máy GĐLH từ các địa phương khác đến làm thuê đã cải thiện phần nào gánh nặng thiếu máy GĐLH trong thời gian thu hoạch. Tình trạng máy:
Máy móc cơ giới đều có kết cấu kim loại nếu không được bảo quản, bảo dưởng tốt sẽ gây ra hư hỏng trong vận hành. Phần lớn nông dân ít quan tâm đến tình trạng kỹ thuật của máy, công tác bảo dưỡng còn xem nhẹ.
Hình 4.1: Máy xới bị hỏng hóc trên ruộng
. Do không được bảo dưỡng tốt nên phần lớn các bộ phận của máy bị xuống cấp, rĩ sét, dầu nhớt chảy ra ngoài nên trong quá trình vận hành bị hư hỏng tại ruộng. +Cơ sở sửa chữa:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang rất ít cơ sở sửa chữa máy nông nghiệp hoặc cơ sở sửa chữa chỉ đáp ứng một phần nhu cầu sửa máy, phần lớn nông dân phải sửa máy ở thành phố Cần Thơ.
. Số lượng máy nông nghiệp ở Hậu Giang tương đối lớn cho nên cần có nhiều cơ sở sửa chữa, kịp thời khắc phục những hỏng hóc tránh phải vận chuyển ngoài tỉnh tốn nhiều chi phí.
4.1.2 Khâu gieo sạ
Gieo sạ trong vụ này chủ yếu bằng thủ công, chỉ áp dụng được một phần rất ít dụng cụ sạ hàng do:
+ Tập quán của người dân sạ với mật độ rất dày có thể lên đến 260 kg/ha. + Lượng ốc bưu vàng trên ruộng rất nhiều, chúng gây hại cắn phá lúa mới nảy mầm. Dù đã dùng nhiều biện pháp tiêu diệt nhưng vẫn không triệt để vì thời gian sinh sản của chúng rất nhanh. Do đó, khi sạ với mật độ dày bằng thủ công sẽ ít bị ảnh hưởng. Còn đối với việc sạ hàng mật độ lúa đồng đều nhưng nếu bị ốc bưu vàng cắn phá thì sẽ ảnh hưởng đến mật độ của lúa.
+ Mặt ruộng không hoàn toàn bằng phẵng chổ cao, thấp ảnh hưởng đến hạt giống khi sạ xuống không lên đều.