Giữ nước: Khi đất nước có chiến tranh, với truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, nhân dân lại là những người xông pha nơi hòn tên mũi đạn, dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để

Một phần của tài liệu Trọn bộ tài liệu ôn thi văn đại học (Trang 63)

- Nguyễn Khoa Điềm

c.2.Giữ nước: Khi đất nước có chiến tranh, với truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, nhân dân lại là những người xông pha nơi hòn tên mũi đạn, dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để

B. TÌM HIỂU TÁC PHẨM:

c.2.Giữ nước: Khi đất nước có chiến tranh, với truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, nhân dân lại là những người xông pha nơi hòn tên mũi đạn, dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để

nhân dân lại là những người xông pha nơi hòn tên mũi đạn, dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ sự bình yên cho đất nước:

“Có ngoại xâm thì chống giặc ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại”

- Cấu trúc hô ứng “có... thì” điệp lại liên tiếp trong 2 dòng thơ cùng những động từ mạnh như “chống... vùng... đánh bại” khiến giọng điệu thơ rắn rỏi đanh thép, cho thấy tinh thần tự nguyện cao độ của nhân dân trong những cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước.

Đất nước đã cho thấy công lao vĩ đại của nhân dân, họ nối tiếp nhau sáng tạo, giữ gìn, phát triển và truyền lại cho các thế hệ mai sau những giá trị văn hóa, văn minh, tinh thần và vật chất của đất nước từ “hạt lúa... tiếng nói” đến “tên xã, tên làng”, đến tục ngữ ca dao... Mỗi thành quả của đất nước hôm nay đều là sự kết tinh quá trình lao động sáng tạo, cần cù, bền bỉ của người xưa. Bất chấp những gian khó nhọc nhằn trong lao động dựng xây, những mất mát hy sinh trong những cuộc chiến tranh “máu lửa”, suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, nhân dân đã giữ gìn hồn thiêng sông núi làm nên bản sắc dân tộc, nối tiếp nhau viết những trang sử hào hùng bằng sức mạnh của tình yêu và ý chí bất khuất kiên cường.

- Mạch cảm xúc suy ngẫm của đoạn thơ cứ dồn tụ dần để cuối cùng dẫn tới cao trào, làm bật lên tư tưởng cốt lõi:

“Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân

Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

+ Các khái niệm “Đất Nước”, “Nhân Dân” được viết hoa trang trọng, được lặp lại trong các cấu trúc câu đẳng thức đã tô đậm ý nghĩa khẳng định cho tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”, cũng cho thấy sự gắn bó không thể tách rời của “Nhân Dân” và “Đất Nước”

+ Câu thơ “Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân” nhằm mục đích định danh đất nước. Tác giả đã dùng cụm từ “Đất Nước Nhân Dân” như để đặt tên cho đất nước, qua đó khẳng định chủ nhân đích thực của đất nước: đất nước này do nhân dân xây dựng và gìn giữ, kiến tạo và bảo vệ, đất nước này tất yếu phải thuộc về nhân dân.

+ Câu thơ sau đã lý giải rõ hơn cách định danh cho đất nước ở câu trên. Câu thơ được tách thành 2 vế có tính chất đẳng lập, khiến người đọc nhận ra mối quan hệ gắn kết giữa nhân dân và ca dao thần thoại. “Ca dao thần thoại” có thể coi là hình ảnh ẩn dụ cho văn hóa dân gian, mà văn hóa dân gian là sản phẩm trực tiếp của trí tuệ dân gian, là nơi lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của nhân dân, cũng là nơi chia sẻ cảm thông cho những đau thương của nhân dân. Văn hóa do nhân dân sáng tạo nên và phản ánh cuộc sống nhân dân, đến với văn hóa dân gian vì thế cũng là đến với nhân dân. Sự tương đồng ấy cho phép nhà thơ thể hiện tư tưởng của mình một các thấm thía và xúc động: Đất Nước của nhân dân vì đất nước được tạo dựng, được gìn giữ bảo vệ bằng tình yêu và nỗi đau của nhân dân, bằng nước mắt mồ hôi xương máu của những con người thầm lặng đói nghèo nhưng nghĩa tình trung hậu, của những số phận khổ đau mà dũng cảm, kiên cường. Đó cũng là những nội dung đã được chính nhân dân phản ánh một cách chân thực và cảm động trong ca dao thần thoại, trong truyền thuyết, cổ tích, trong văn hóa dân gian...

Qua văn hóa dân gian, qua ca dao thần thoại, nhân dân không chỉ khẳng định vai trò lớn lao của mình trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nhân dân còn đem đến cho chúng ta những bài học đạo lý, dạy chúng ta biết yêu thương, biết trân trọng công sức, nghĩa tình, biết căm ghét cái xấu, cái ác, biết kiên nhẫn phục thù:

“Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu” - Đoạn trích kết lại bằng lời hát ca về đất nước:

“Ơi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về đất nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”

Có lẽ tứ thơ xuất phát từ cảm hứng về những âm thanh ngọt ngào của mái nhì mái đẩy trên sông Hương xứ Huế, âm thanh tha thiết của những điệu hò ví dặm sông La, âm thanh hào tráng trẻ trung trong những tiếng hò của những người “chèo đò, kéo thuyền vượt thác” trên những dòng sông khúc thượng nguồn Tây Bắc, ... Đó là tiếng hát thể hiện tình yêu với cuộc sống lao động, tình yêu với quê hương đất nước, thể hiện tinh thần lạc quan tươi trẻ của những người lao động. Có một câu ca đã hình dung “đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu”, mọi dòng sông dù có nguồn cội từ đâu nhưng “về đất nước mình thì bắt lên câu hát”. Đến với đất nước của những tấm lòng trung hậu, của những tâm hồn lãng mạn thì văn xuôi cũng hóa thành thơ, lời nói đời thường cũng ngân nga thành câu hát. Qua cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, người đọc càng nhận rõ tư tưởng chủ đạo của bài thơ: Đất Nước của Nhân Dân, Nhân Dân làm nên Đất Nước. Nhân dân không chỉ lao động dựng xây, không chỉ chiến đấu

để giữ gìn và bảo vệ, chính nhân dân với tình yêu và những khát vọng mãnh liệt, với trái tim luôn tràn đầy sự lạc quan tươi trẻ đã đem đến vẻ đẹp lãng mạn say lòng người: “trăm dáng sông xuôi”.

- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” không chỉ được khẳng định ở bình diện nội dung mà còn được thể hiện ngay trong yếu tố hình thức của đoạn thơ, trong một không gian nghệ thuật thấm đậm phong vị dân gian ngay trong những câu thơ trí tuệ và hiện đại. Cũng như trong cả đoạn trích “Đất Nước”, mỗi câu thơ trong đoạn này đều có sự góp mặt của những chất liệu dân gian: từ câu ca dao xưa về “con cò lặn lội”, câu tục ngữ về tính cách của một dân tộc mà giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, những hình ảnh đời thường bình dị như hòn than con cúi, những đạo lý nghĩa tình “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ca ngợi nhân dân bằng chính những sản phẩm trí tuệ của nhân dân, bằng những sáng tác phản ánh tâm hồn, tính cách và số phận nhân dân, Nguyễn Khoa Điềm đã có một lựa chọn độc đáo khiến tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” được thể hiện sâu sắc và đầy sức thuyết phục.

III/ Kết luận:

- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” đã manh nha từ xa xưa trong lịch sử với quan niệm “dân vi bản” khi Nguyễn Trãi khẳng định “làm lật thuyền mới biết sức dân như nước”, khi Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi những người nông dân nghĩa sỹ nghèo khổ mà cao cả anh hùng. Tư tưởng ấy đã được khẳng định và nhận thức sâu sắc hơn trong thời đánh Mỹ khi được soi chiếu bằng quan điểm Mac xít về nhân dân và thực tiễn của cuộc chiến tranh nhân dân.

- Đoạn trích đã thể hiện phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm: sự kết hợp chính luận và trữ tình, suy tưởng và cảm xúc, từ đó cảm nhận và phát hiện về đất nước trong cái nhìn tổng hợp toàn vẹn mang đậm tư tưởng nhân dân, sử dụng phong phú các yếu tố văn hóa, văn học dân gian một cách sáng tạo, hòa nhập trong cách diễn đạt và tư duy hiện đại mang màu sắc thẩm mỹ vừa quen thuộc vừa mới mẻ, phù hợp với tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.

SÓNG

Một phần của tài liệu Trọn bộ tài liệu ôn thi văn đại học (Trang 63)