Trước hết là công lao trong sự nghiệp dựng nước, trong việc sáng tạo bảo vệ từ của cải vật chất đến những giá trị tinh thần:

Một phần của tài liệu Trọn bộ tài liệu ôn thi văn đại học (Trang 61)

- Nguyễn Khoa Điềm

c.1.Trước hết là công lao trong sự nghiệp dựng nước, trong việc sáng tạo bảo vệ từ của cải vật chất đến những giá trị tinh thần:

B. TÌM HIỂU TÁC PHẨM:

c.1.Trước hết là công lao trong sự nghiệp dựng nước, trong việc sáng tạo bảo vệ từ của cải vật chất đến những giá trị tinh thần:

chất đến những giá trị tinh thần:

Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”

- Chủ ngữ của các câu thơ đều là “họ”, phép điệp đem đến cảm giác về sự đông đảo đã khẳng định công lao to lớn của nhân dân đối với đất nước.

- Cặp đồng từ “giữ - truyền” hơn một lần lặp lại trong đoạn thơ đã khẳng định sứ mệnh thiêng liêng của mỗi con người, mỗi thế hệ trong công cuộc xây dựng đất nước, đó là “gánh vác” phần việc thế hệ đi trước giao phó, duy trì phát triển để rồi dặn dò, truyền lại cho con cháu thế hệ tiếp nối.

- Sau những động từ “giữ - truyền - gánh - đắp - be...” là những hình ảnh hoặc hữu hình như “hạt lúa - con cúi - ngọn lửa - hòn than...”, “bờ - đập” hoặc vô hình như “giọng điệu - tên xã - tên làng...”, tất cả đều là những giá trị tinh thần hoặc vật chất gắn bó thân thiết với cuộc sống con người.

- Đất nước Việt Nam nằm trong cái nôi của nền văn minh sông Hồng nơi nhân dân bao đời sống bằng cây lúa nước. Từ thuở đầu lập nước, những người con của mẹ Âu Cơ đã tìm ra cây lúa, đã một nắng hai sương chăm chút nâng niu để rồi “giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”, để ta có “những cánh đồng thơm mát” (Nguyễn Đình Thi) với những cây lúa trĩu bông. Hạt lúa vì thế đã trở thành biểu tượng cho truyền thống lao động cần cù của những người nông dân ngày đêm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, hạt lúa cũng là hình ảnh của cuộc sống ấm no, trù phú khi:

“Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”

Lời dặn của cha ông xưa về việc đừng “đổ thóc giống ra ăn” cho thấy sự thiêng liêng quan trọng trong việc giữ gìn và truyền lại hạt lúa cho mùa sau, cho đời sau, là truyền lại sự sinh tồn và phát triển đối với một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời, truyền tình yêu và hy vọng về sự sống.

- Nhân dân truyền lại cho chúng ta ngọn lửa:

“Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi”

Lửa là một hình ảnh quá khứ xa xăm khi con người tìm đến với ánh sáng văn minh. Với việc tìm ra lửa, con người thực sự tách ra khỏi thời gian nguyên thủy tăm tối, dã man. Chính ngọn lửa đã duy trì sự sống, sự tồn tại cho nhân loại. Nhắc tới lửa là nhắc tới cuộc sống sum vầy, cảm giác ấm áp chở che của những “bếp lửa ấp iu nồng đượm” (Bằng Việt). Lửa còn gợi đến sự nồng ấm trong tâm hồn, tình cảm con người với ngọn lửa của tình yêu thương như trong câu thơ Tố Hữu: “Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” (Việt Bắc). Lửa cũng đồng thời gợi đến những cuộc chiến tranh “máu lửa” (Nguyễn Đình Thi), những cuộc chiến khi “giặc lúc lên ngùn ngụt lửa hung tàn” (Hoàng Cầm), đó là ngọn lửa của đau thương, của căm giận để đất nước “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Với những nông dân nghĩa sỹ xưa, ngọn lửa “đánh bằng rơm và con cúi” còn là biểu tượng cho lòng căm thù giặc và ý chí bất khuất, kiên cường đánh giặc ngoại xâm. Từ đó có thể thấy “truyền lửa qua mỗi nhà” không chỉ là truyền lại sự sống trường tồn cho 4000 năm đất nước mà còn là truyền đi những tình cảm phẩm chất đẹp đẽ, lớn lao. Trong sự gắn bó với cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu của nhân dân, hình ảnh ngọn lửa khi bình dị thân yêu, nồng ấm, khi rực rỡ, kỳ vỹ, lớn lao.

- Hai câu thơ tiếp theo lại nói về công lao của nhân dân trong việc tạo lập và giữ gìn truyền thống văn hóa, tinh thần của đất nước. Nhân dân đã “truyền giọng điệu mình cho con tập nói”. Tiếng nói là của cải tinh thần vô giá, là một trong những yếu tố làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc, là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của một cộng đồng xã hội. Tiếng nói ấy trường tồn và phát triển cùng đất nước bất chấp hàng ngàn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm Pháp thuộc, cùng bao nhiêu cuộc chiến tranh, bất chấp tất cả những âm mưu đồng hóa của mọi kẻ thù xâm lược. Đó là nhờ công sức và tấm lòng của

nhân dân từ bao đời nay, qua những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, qua những lời ca, câu ví dân gian, qua sự trong trẻo, thâm trầm của thế giới thần thoại, cổ tích, người xưa đã truyền lại cho con cháu không chỉ những tình cảm thắm thiết, ân tình, những bài học đạo lý, những kinh nghiệm sâu sắc, trí tuệ mà còn cả tiếng nói, ngôn ngữ của từng vùng miền, của cả dân tộc.

- Nhân dân còn trân trọng giữ gìn cả những địa danh thân thuộc của quê hương đất nước: “Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân”

Trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân, trong sự vận động và phát triển của lịch sử đất nước, nhân dân có thể có những thay đổi nơi cư trú vì chiến tranh, vì mưu sinh, hoặc để hưởng ứng những chủ trương chính sách của nhà nước đưa nhân dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Hành trang người dân mang theo trong những “chuyến di dân” không chỉ là đồ đạc, lương thực. Bên cạnh những giá trị vật chất còn là những giá trị tinh thần thiêng liêng quý giá. Động từ “gánh” khiến những khái niệm trừu tượng như “tên xã, tên làng” bỗng trở nên cụ thể hữu hình, đó không đơn thuần chỉ là địa danh, những cái tên được mang theo trong mỗi chuyến di dân đã trĩu nặng tình yêu và nỗi nhớ, nhất là sự thiêng liêng ấm áp của nơi cắt rốn chôn rau. Họ mang theo những tên xã tên làng đặt cho vùng đất mới, không chỉ để làm dịu vợi phần nào nỗi nhớ quê hương, mà còn để nhắc nhở con cháu về cội nguồn quê cha đất tổ, về những truyền thống văn hóa, những thuần phong mỹ tục của quê hương bản quán.

- Nhân dân còn xây dựng những nền tảng vững chắc cho đời sau an cư lạc nghiệp: “Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”

Nghĩa của các cụm từ “đắp đập be bờ” đều gợi lên sự vun vén cho đầy đặn, vững chắc hơn. Đây là hình ảnh thể hiện sự chăm chút ân cần của những người đi trước với con cháu đời sau, nhân dân kiên nhẫn, cần mẫn, đắp đập be bờ cho thế hệ sau yên tâm trồng cây hái trái. Sự khác nhau giữa hai cụm động từ đầu và cuối cả về thời gian và tính chất công việc đã thể hiện đức hy sinh lớn lao cao thượng của những người đi trước: họ vất vả lo lắng làm lụng nhưng có thể chẳng được hưởng thành quả lao động của mình, “cây” và “trái” hầu như chỉ dành cho đời sau, nhưng họ vẫn “bình tâm”, thanh thản, mãn nguyện vì hy vọng con cháu được hưởng phúc, được sung sướng, ấm no từ sự chuẩn bị chu đáo, trìu mến của mình.

Một phần của tài liệu Trọn bộ tài liệu ôn thi văn đại học (Trang 61)